KẾT QUẢ SỚM ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN BẰNG ĐỐT NHIỆT SÓNG CAO TẦN

Ngọc Tấn Hoàng 1,, Hồng Thăng Vũ 1,2, Thị Thu Hiền Nguyễn3
1 Bệnh viện K
2 Trường Đại học Y Hà nội
3 Bệnh viện Lão khoa Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả sớm điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng đốt nhiệt sóng cao tần. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 85 bệnh nhân UTBMTGB được điều trị bằng ĐNSCT. Người bệnh được ghi nhận các triệu chứng lâm sàng trước và sau điều trị, các xét nghiệm cận lâm sàng, đánh giá hiệu quả của phương pháp ĐNSCT và ghi nhận các tai biến và biến chứng của ĐNSCT. Kết quả nghiên cứu: Chức năng gan Child Pugh A chiếm tỷ lệ 76,5%; Child Pugh B chiếm tỷ lệ 23,5%. Nồng độ AFP trung bình trước điều trị 705,2 ± 1347,46 (ng/ml). BN có 1 khối u chiếm tỷ lệ 67,6 %; BN có 2 khối u chiếm 25%; BN có 3 khối u chiếm 7,4%. Thời gian đốt sóng trung bình của BN trong nhóm nghiên cứu là 16,9 ± 4,32 phút, trong đó thời gian đốt trung bình của nhóm có 1 khối u là 17,0 ± 4,39 phút; của nhóm có 2 khối u là 15,7 ± 3,69 phút; của nhóm có 3 khối u là 17,6 ± 5,16 phút, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p >0,05. Các biến chứng thường gặp như đau và sốt nhẹ và đáp ứng với các thuốc hạ sốt và giảm đau thông thường. Bệnh nhân trong nghiên cứu được đốt nhiệt sóng cao tần với tổng số 132 lượt cho 85 bệnh nhân, trong đó 3 trường hợp (chiếm 3,5%) có tai biến do thủ thuật và không có trường hợp nào tử vong. Các giá trị trung vị của chỉ số AFP sau điều trị 1 tháng, 3 tháng với thời điểm trước điều trị, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Điều trị ung thư tế bào gan bằng đốt nhiệt sóng cao tần là phương pháp điều trị có kết quả tốt, an toàn cho người bệnh. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1.https://gco.iarc.fr/today/data/factsheets/cancers/39-All-cancers-fact-sheet.pdf.
2. Bruix J, Sherman M; American Association for the Study of Liver Diseases. Management of hepatocellular carcinoma, an update. Hepatology, 2011; 53(3), 1020 -2.
3. European Association for Study of Liver, European Organisation for Research and Treatment of Cancer. EASL- EORTC clinical practice guidelines, management of hepatocellular carcinoma. Eur J Cancer, 2012; 48(5), 599 - 641.
4. Nguyễn Thanh Nam. Đánh giá thời gian sống thêm của bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan được điều trị bằng phương pháp đốt nhiệt sóng cao tần tại khoa tiêu hóa bệnh viện Bạch Mai, Luận văn bác sỹ nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội. 2017.
5. Yan K., Chen M. H., Yang W., et al... Radiofrequency ablation of hepatocellular carcinoma: long-term outcome and prognostic factors. Eur J Radiol, 2008; 67 (2), 336-347.
6. Pompili M., Saviano A., de Matthaeis N., et al. Long-term effectiveness of resection and radiofrequency ablation for single hepatocellular carcinoma =3 cm. Results of a multicenter Italian survey. J Hepatol, 2013; 59 (1), 89-97.
7. Omata M, Lesmana LA, Tateishi R et al. Asian Pacific Association for the Study of the Liver consensus recommendations on hepatocellular carcinoma. Hepatol Int, 2010; 4(2), 439 -74.
8. N’Kontchou G., Mahamoudi A., Aout M., et al… Radiofrequency ablation of hepatocellular carcinoma: long-term results and prognostic factors in 235 Western patients with cirrhosis. Hepatology, 2009; 50 (5), 1475-1483.
9. Đào Việt Hằng, Đánh giá kết quả điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng đốt nhiệt sóng cao tần với các loại kim lựa chọn theo kích thuước khối u, Luân văn Tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 2016.