NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU ĐA MÔ THỨC BẰNG GÂY TÊ MẶT PHẲNG CƠ NGANG BỤNG DƯỚI HƯỚNG DẪN SIÊU ÂM KẾT HỢP CÁC THUỐC GIẢM ĐAU ĐƯỜNG TOÀN THÂN SAU PHẪU THUẬT LẤY THAI

Văn Minh Nguyễn 1,, Thị Sáu Trần 1, Thắng Phan 1, Thị Thoại Nguyễn 1, Văn Long Lê 1
1 Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Morphin khoang dưới nhện được xem là “tiêu chuẩn vàng” trong giảm đau sau phẫu thuật lấy thai (PTLT), tuy nhiên nó gây ra nhiều tác dụng không mong muốn. Phương pháp giảm đau đa mô thức giúp giảm đau hiệu quả đồng thời giảm các tác dụng không mong muốn. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá hiệu quả giảm đau đa mô thức bằng gây tê mặt phẳng cơ ngang bụng dưới hướng dẫn siêu âm kết hợp các thuốc giảm đau đường toàn thân sau PTLT. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Trong một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên đối chứng, 180 sản phụ (SP) sau PTLT được chia ngẫu nhiên thành 3 nhóm lần lượt là Para-TAP, Diclo-TAP và Para-Diclo. Nhóm Para-TAP được dùng paracetamol kết hợp gây tê mặt phẳng cơ ngang bụng (gây tê TAP), nhóm Diclo-TAP được dùng diclofenac đường trực tràng kết hợp gây tê TAP, nhóm Para-Diclo được dùng paracetamol kết hợp diclofenac đường trực tràng. Cường độ đau được đánh giá theo thang điểm đau nhìn hình đồng dạng (VAS) tại các thời điểm 1, 2, 4, 6, 8, 12, 18, 24 giờ và theo thang điểm hoạt động chức năng (FAS) trong 24 giờ sau phẫu thuật, thống kê tỉ lệ yêu cầu giải cứu đau và các tác dụng không mong muốn của các phương pháp. Giải cứu đau bằng 5 mg morphin tiêm tĩnh mạch chậm khi điểm VAS nghỉ ≥ 4 hoặc VAS vận động ≥ 5. Kết quả: Về điểm đau VAS, các SP có điểm đau từ 3 trở xuống trong nhóm Para-TAP chiếm tỉ lệ cao lúc nghỉ,  nhưng thấp khi vận động; trong khi đó nhóm Diclo-TAP và Para-Diclo chiếm tỉ lệ cao cả lúc nghỉ ngơi và vận động; nhóm Para-TAP hiệu quả hơn nhóm Para-Diclo từ 4 - 6 giờ đầu; nhóm Para-Diclo hiệu quả hơn nhóm Para-TAP từ 12 - 24 giờ; nhóm Diclo-TAP hiệu quả hơn nhóm Para-Diclo từ 2 - 8 giờ. Nhóm Para-TAP có điểm FAS đạt mức A chiếm 90% trong khoảng thời gian từ 1 - 8 giờ, hơn 50% từ 8 - 16 giờ, hơn 60% từ 16 - 24 giờ; có 23,33% SP cần giải cứu đau. Nhóm Diclo-TAP có điểm FAS đạt mức A chiếm 100% trong khoảng thời gian từ 1 - 8 giờ, gần 80% từ 8 - 24 giờ; có 10% SP cần giải cứu đau. Nhóm Para-Diclo có điểm FAS đạt mức A chiếm gần 70% trong khoảng thời gian từ 1 - 16 giờ, gần 90% từ 16 - 24 giờ, có 10% SP cần giải cứu đau. Tác dụng không mong muốn chiếm tỉ lệ thấp và mức độ nhẹ ở  3 nhóm. Kết luận: Nhóm Para-TAP có hiệu quả giảm đau tốt trong 8 giờ đầu, nhóm Diclo-TAP có hiệu quả giảm đau tốt trong 24 giờ và tốt hơn nhóm Para-Diclo trong 8 giờ đầu sau phẫu thuật, tác dụng không mong muốn của các nhóm chiếm tỉ lệ thấp và mức độ nhẹ ở  3 nhóm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Eisenach J.C., Pan P., Smiley R.M., Lavand'homme P., Landau R., Houle T.T. (2013), "Resolution of pain after childbirth", Anesthesiology, 118(1), pp. 143-51.
2. Macones G.A., Caughey A.B., Wood S.L., Wrench I.J , Huang J., Norman M. et al. (2019), "Guidelines for postoperative care in cesarean delivery: Enhanced Recovery After Surgery (ERAS) Society recommendations (part 3)", American Journal of Obstetrics & Gynecology, 221(3), pp. 247.e1-9.
3. Mitra S., Khandelwal P., Sehgal A. (2012), "Diclofenac-tramadol vs. diclofenac-acetaminophen combinations for pain relief after caesarean section", Acta Anaesthesiologica Scandinavica, 56(6), pp. 706-11.
4. Niklasson B., Georgsson Öhman S., Segerdahl M., Blanck A. (2015), "Risk factors for persistent pain and its influence on maternal wellbeing after cesarean section", Acta Obstet Gynecol Scand. 94(6), pp. 622-8.
5. Olofsson C.I., Legeby M.H., Nygårds E.B., Ostman K.M. (2000), "Diclofenac in the treatment of pain after caesarean delivery", Eur J Obstet Gynecol Reprod Biol. 88(2), pp. 143-6.
6. Patel K., Zakowski M. (2021), "Enhanced Recovery After Cesarean: Current and Emerging Trends", Current Anesthesiology Reports. 11(2), pp. 136-44.
7. Roofthooft E., Joshi G.P., Rawal N.,Van de Velde M. (2021), "PROSPECT guideline for elective caesarean section: updated systematic review and procedure-specific postoperative pain management recommendations", Anaesthesia, 76(5), pp. 665-80.
8. Wong J.Y., Carvalho B., Riley, E.T. (2013), "Intrathecal morphine 100 and 200 μg for post-cesarean delivery analgesia: a trade-off between analgesic efficacy and side effects", Int J Obstet Anesth. 22(1), pp. 36-41.