PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT TOÀN BỘ MẠC TREO ĐẠI TRÀNG TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ ĐẠI TRÀNG TRÁI

Văn Minh Tuấn Trần 1,, Minh Tùng Lý 1, Minh Tín Bùi 2, Hữu Duy Trần 1, Hải Triều Phạm 2, Quang Nghĩa Lê 1
1 Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Bình Dân

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Phẫu thuật nội soi (PTNS) theo kỹ thuật cắt toàn bộ mạc treo đại tràng (TBMTĐT) trong điều trị ung thư đại tràng đã làm cải thiện kết quả lâu dài về mặt ung thư học và đang trở thành tiêu chuẩn cho phẫu thuật diều trị ung thư đại tràng. Mục tiêu: Đánh giá kết quả trung hạn PTNS cắt TBMTĐT trong điều trị ung thư đại tràng trái giai đoạn I - III và chất lượng mẫu bệnh phẩm về mặt ung thư học. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tiến cứu, báo cáo loạt ca. Tất cả bệnh nhân ung thư đại tràng trái được PTNS  cắt TBMTĐT tại bệnh viện Bình Dân từ tháng 01/2018 đến 07/2021. Kết quả: Có 68 bệnh nhân (38 nữ và 30 nam) được đưa vào nghiên cứu. Tuổi trung bình là 58,35 ± 10,67 tuổi. Thời gian phẫu thuật trung bình là 180,56 ± 40,30 phút. Lượng máu mất 100,20±27,56ml. Không có tai biến trong mổ. Biến chứng sau mổ chiếm tỉ lệ 13,23%: nhiễm trùng vết mổ 7,35%, xì miệng nối 4,41% và tắc ruột sau mổ là 1,47%. Thời gian nằm viện trung bình là 8,24 ± 4,82 ngày. Số hạch phẫu tích được trung bình là 17,42 ± 4,52 hạch. Có 42,64% bệnh nhân có di căn hạch. Chiều dài mẫu bệnh phẩm 38,56 ± 8,20cm. Có 55 bệnh nhân được theo dõi với thời gian trung bình là 23,08 ± 10,07 tháng (từ 6 tháng đến 39 tháng). Tỉ lệ bệnh nhân sống không di căn là 87,3%. Kết luận:  PTNS cắt TBMTĐT là phương pháp chọn lựa an toàn cho ung thư đại tràng trái với tỉ lệ biến chứng thấp, cải thiện tỉ lệ sống còn về mặt ung thư học và đạt được kết quả tốt về chất lượng mẫu bệnh phẩm của ung thư học.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bracale U, Merola G, Pignata G, Corcione F, et al, (2020), "Laparoscopic resection with complete mesocolic excision for splenic flexure cancer: long-term follow-up data from a multicenter retrospective study", Surg Endosc, 34 (7), pp. 2954-2962.
2. Galizia G, Lieto E, De Vita F, Ferraraccio F, et al, (2014), "Is complete mesocolic excision with central vascular ligation safe and effective in the surgical treatment of right-sided colon cancers? A prospective study", Int J Colorectal Dis, 29 (1), pp. 89-97.
3. Gao Z, Wang C, Cui Y, Shen Z, et al, (2020), "Efficacy and Safety of Complete Mesocolic Excision in Patients With Colon Cancer: Three-year Results From a Prospective, Nonrandomized, Double-blind, Controlled Trial", Ann Surg, 271 (3), pp. 519-526.
4. Hohenberger W, Weber K, Matzel K, Papadopoulos T, et al, (2009), "Standardized surgery for colonic cancer: complete mesocolic excision and central ligation--technical notes and outcome", Colorectal Dis, 11 (4), pp. 354-364; discussion 364-355.
5. Ueda K, Daito K, Ushijima H, Yane Y, et al, (2022), "Laparoscopic complete mesocolic excision with central vascular ligation for splenic flexure colon cancer: short- and long-term outcomes", Surg Endosc, 36 (4), pp. 2661-2670.
6. West N P, Hohenberger W, Weber K, Perrakis A, et al, (2010), "Complete mesocolic excision with central vascular ligation produces an oncologically superior specimen compared with standard surgery for carcinoma of the colon", J Clin Oncol, 28 (2), pp. 272-278.
7. Yan D, Yang X, Duan Y, Zhang W, et al, (2020), "Comparison of laparoscopic complete mesocolic excision and traditional radical operation for colon cancer in the treatment of stage III colon cancer", J buon, 25 (1), pp. 220-226.
8. Seow-En I, Tzu-Liang Chen W, (2022), "Complete mesocolic excision with central venous ligation/D3 lymphadenectomy for colon cancer – A comprehensive review of the evidence", Surgical Oncology, pp. 101755.