TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA HOÁ CHẤT PHÁC ĐỒ CAP TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ TUYẾN NƯỚC BỌT GIAI ĐOẠN MUỘN

Hùng Kiên Đỗ 1,, Văn Tài Nguyễn 1
1 Bệnh viện K

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích một số tác dụng không mong muốn của phác đồ hoá chất CAP trên bệnh nhân ung thư tuyến nước bọt giai đoạn muộn tại bệnh viện K từ 01/2015 đến 10/2021. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu kết hợp tiến cứu 36 bệnh nhân (BN) ung thư tuyến nước bọt giai đoạn muộn được chẩn đoán và điều trị hoá chất tân CAP tại Bệnh viện K từ từ 01/2015 đến 10/2021. Kết quả: Bệnh nhân chủ yếu điều trị 6 chu kỳ CAP, chiếm tỷ lệ 89,9%. Tổng số chu kỳ hoá chất trong nghiên cứu 204, số chu kỳ trung bình là 5,67. Liều điều trị đạt 100% chiếm 91,6% các bệnh nhân. Có 15,6% bệnh nhân trì hoãn hoặc gián đoạn điều trị, Không có bệnh nhân giảm liều hoá chất vì tác dụng không mong muốn của hoá chất. Về tác dụng không mong muốn của phác đồ, độc tính suy tuỷ ít gặp và thường độ 1-2, trong đó chủ yếu hạ bạch cầu và hạ bạch cầu hạt, chiếm lần lượt 44,4% và 47,2%. Không gặp độc tính độ 4 hoặc biến chứng. Tác dụng không mong muốn ngoài hệ tạo huyết như nôn, buồn nôn và rụng tóc, chỉ gặp độc tính độ 1-2, không gặp độ 4. Kết luận: Dung nạp tốt của phác đồ CAP trên bệnh nhân ung thư tuyến nước bọt giai đoạn muộn, chủ yếu độc tính độ 1-2, không ghi nhận trường hợp tử vong do hoá trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Dreyfuss AI, Clark JR, Fallon BG (1987). Cyclophosphamide, doxorubicin, and cisplatin combination chemotherapy for advanced carcinomas of salivary gland origin. Cancer. 1987; 60(12): 2869.
2. Kaplan MJ, Johns ME, Cantrell RW (1986). Chemotherapy for salivary gland cancer. Otolaryngol Head Neck Surg. 1986;95(2):165.
3. Licitra L, Cavina R, Grandi C (1996). Cisplatin, doxorubicin and cyclophosphamide in advanced salivary gland carcinoma. A phase II trial of 22 patients. Ann Oncol. 1996;7(6):640.
4. Tsukuda M, Kokatsu T, Ito K, Mochimatsu I (1993). Chemotherapy for recurrent adeno- and adenoidcystic carcinomas in the head and neck. J Cancer Res Clin Oncol. 1993;119(12):756.
5. Dimery IW, Legha SS, Shirinian M (1990). Fluorouracil, doxorubicin, cyclophosphamide, and cisplatin combination chemotherapy in advanced or recurrent salivary gland carcinoma. J Clin Oncol. 1990;8(6):1056.
6. Venook AP, Tseng A Jr, Meyers FJ (1987). Cisplatin, doxorubicin, and 5-fluorouracil chemotherapy for salivary gland malignancies: a pilot study of the Northern California Oncology Group. J Clin Oncol. 1987;5(6):951.
7. Airoldi M, Pedani F, Brando V (1989). Cisplatin, epirubicin and 5-fluorouracil combination chemotherapy for recurrent carcinoma of the salivary gland. Tumori. 1989;75(3):252.
8. Farhat F, Kattan J, Culine S (1994). Efficacy of the combination of 5 fluorouracil, adriamycin and cisplatin (FAP protocol) in the treatment of metastatic cylindroma. Apropos of a case with review of the literature. Bull Cancer. 1994;81(1):47.