NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ VIÊM PHỔI Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO DIỆN RỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐỘT QUỴ - BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Viêm phổi là biến chứng thường gặp của đột quỵ não, đặc biệt là nhồi máu não diện rộng và là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới tử vong sau đột quỵ não. Bởi vậy, việc dự phòng và điều trị viêm phổi cần được chú trọng để cải thiện tiên lượng của bệnh nhân đột quỵ não. Nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định một số yếu tố nguy cơ của viêm phổi ở bệnh nhân nhồi máu não diện rộng. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 172 bệnh nhân nhồi máu não diện rộng bao gồm 2 nhóm: nhóm viêm phổi (n = 101) và nhóm không viêm phổi (n = 71). Kết quả: Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 73,76 ± 9,54, điểm Glasgow trung bình và điểm NIHSS trung bình lần lượt là 12,38 ± 1,72 và 15,07 ± 4,50. Căn nguyên vi sinh của nhóm viêm phổi bao gồm 79,2% không rõ căn nguyên, Klebsiella 6.93%, E. coli 6,94%, Acinetobacter baumannii 4.95%, MRSA 1.98%. Các yếu tố nguy cơ của viêm phổi ở bệnh nhân nhồi máu não diện rộng bao gồm: tuổi ≥ 80 (OR = 9,578, 95%CI 3,58-25,67), điểm Glasgow < 13 (PR = 3,06, 95%CI 2,28-4,12), điểm NIHSS ≥ 12 (PR = 10,87, 95%CI 3,64-32,57), điểm ASPECTS < 6 (PR = 1,62, 95%CI 1,29-2,04), rối loạn nuốt (PR = 16,22, 95%CI 2,37-110,8) và nhồi máu bán cầu não Trái (PR = 3,16, 95%CI 2,17-4,6). Kết luận: Các yếu tố như tuổi cao hơn, nhồi máu não có biểu hiện lâm sàng nặng nề hơn, tổn thương rộng hơn trên hình ảnh học và rối loạn nuốt có thể giúp dự báo nguy cơ viêm phổi ở bệnh nhân nhồi máu não diện rộng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Viêm phổi, nhồi máu não diện rộng, nhồi máu não, yếu tố nguy cơ
Tài liệu tham khảo
2. Hannawi Y. et al. Stroke-Associated Pneumonia: Major Advances and Obstacles. Cerebrovascular Diseases.2013; 35(5):430-443.
3. Hoffmann S. et al. Development of a Clinical Score (A2DS2) to Predict Pneumonia in Acute Ischemic Stroke. Stroke. 2012;43(10):2617-2623.
4. Ji R. et al. Novel Risk Score to Predict Pneumonia After Acute Ischemic Stroke. Stroke. 2013;44(5):1303-1309.
5. Quyet D. et al. Risk Factors for Stroke Associated Pneumonia. Open access Macedonian journal of medical sciences. 2019;7(24):4416-4419.
6. Sari I. M. et al.. Comparison of Characteristics of Stroke-Associated Pneumonia in Stroke Care Units in Indonesia and Japan. Journal of Stroke and Cerebrovascular Diseases. 2017;26(2):280-285.
7. World Health Organization. Noncommunicable D. và Mental Health, C. WHO STEPS stroke manual : the WHO STEPwise approach to stroke surveillance / Noncommunicable Diseases and Mental Health, World Health Organization, Geneva.2005.
8. Zhang X. et al. The A2DS2 Score as a Predictor of Pneumonia and In-Hospital Death after Acute Ischemic Stroke in Chinese Populations. PLOS ONE. 2016;11(3): e0150298.