NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, SIÊU ÂM TIM CỦA BỆNH NHÂN RUNG NHĨ ĐƯỢC TRIỆT ĐỐT BẰNG NĂNG LƯỢNG SÓNG CÓ TẦN SỐ RADIO

Trường Sơn Phạm 1,, Văn Chính Phạm 1
1 Viện tim mạch, Bệnh viện TWQĐ 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá đặc điểm lâm sàng, siêu âm tim ở bệnh nhân rung nhĩ được triệt đốt bằng năng lượng sóng có tần số radio. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 34 bệnh nhân được triệt đốt rung nhĩ bằng năng lượng sóng có tần số radio tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Các bệnh nhân được thu thập các đặc điểm lâm sàng, siêu âm tim. Kết quả: tuổi trung bình là 53,8 ± 13,5 tuổi, chủ yếu là nam giới (70,6%), rung nhĩ cơn chiếm tỷ lệ chủ yếu (94,11%), thời gian mắc rung nhĩ trung bình 33,9 ± 33,3 tháng, triệu chứng hay gặp nhất là hồi hộp trống ngực (100%) và mệt (70,6%), mức độ triệu chứng chủ yếu là độ III (58,8%). Đa phần bệnh nhân có yếu tố nguy cơ tim mạch đi kèm (76,7%), BN có chỉ định dùng chống đông là 47,1%, số BN thực tế dùng thuốc chống đông là 32,4%. Các bệnh nhân đều có chức năng thất trái bình thường, rối loạn chức năng tâm trương chủ yếu độ I (82,4%). Kết luận: Các bệnh nhân được triệt đốt chủ yếu là rung nhĩ cơn, đa phần có bệnh lý tim mạch đi kèm, mức độ triệu chứng nhiều, số bệnh nhân dùng thuốc chống đông trong thực tế ít hơn so với khuyến cáo, tất cả bệnh nhân có chức năng thất trái bình thường.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Michaud, G.F. and W.G. Stevenson (2021). Atrial Fibrillation. N Engl J Med, 2021. 384 (4): p. 353-361.
2. Hakalahti, A., et al (2015), Radiofrequency ablation vs. antiarrhythmic drug therapy as first line treatment of symptomatic atrial fibrillation: systematic review and meta-analysis. Europace, 17 (3): p. 370-8.
3. Packer, D.L., et al (2019), Effect of Catheter Ablation vs Antiarrhythmic Drug Therapy on Mortality, Stroke, Bleeding, and Cardiac Arrest Among Patients With Atrial Fibrillation: The CABANA Randomized Clinical Trial. JAMA, 321 (13): p. 1261-1274.
4. Calkins, H., et al., (2017) HRS/EHRA/ECAS/ APHRS/SOLAECE expert consensus statement on catheter and surgical ablation of atrial fibrillation. Heart Rhythm, 14 (10): p. e275-e444.
5. Pappone, C., et al. (2006), A randomized trial of circumferential pulmonary vein ablation versus antiarrhythmic drug therapy in paroxysmal atrial fibrillation: the APAF Study. J Am Coll Cardiol, 48 (11): p. 2340-7.
6. Staerk, L., et al. (2017), Atrial Fibrillation: Epidemiology, Pathophysiology, and Clinical Outcomes. Circ Res, 120 (9): p. 1501-1517.
7. Phạm Trần Linh (2016), Nghiên cứu đặc điểm điện sinh lý tim và kết quả điều trị cơn rung nhĩ kịch phát bằng năng lượng sóng có tần số radio. Luận án tiến sĩ, Học viện Quân y.