NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG VÀ PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ VÚ Ở PHỤ NỮ 18-60 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2020

Minh Phương Nguyễn1,, Thị Kim Định Lê2, Thị Ngọc Thảnh Lê2, Thanh Nam Đinh2, Thị Bích Tuyên Lê2
1 Trường Đại học Y dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy việc tầm soát và phát hiện càng sớm sẽ giúp điều trị bệnh càng đơn giản, hiệu quả điều trị càng cao, chi phí điều trị càng thấp. Như vậy, kiến thức và thực hành phòng và phát hiện sớm ung thư vú có ý nghĩa thực hiện đối với phụ nữ trong giai đoạn hiện nay. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ kiến thức, thực hành đúng về phòng và phát hiện sớm ung thư vú ở phụ nữ 18-60 tuổi tại thành phố Cần Thơ năm 2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 286 phụ nữ 18-60 tuổi tại thành phố Cần Thơ từ tháng 5 năm 2020 đến tháng 9 năm 2020. Phỏng vấn trực tiếp để thu thập thông tin về kiến thức, thực hành về phòng và phát hiện sớm ung thư vú. Nội dung kiến thức gồm 3 nội dung chính là kiến thức về bệnh ung thư vú, các biện pháp phòng ngừa bệnh ung thư vú, kiến thức về phát hiện sớm ung thư vú. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0. Kết quả: tỷ lệ kiến thức và thực hành đúng về phòng và phát hiện sớm ung thư vú lần lượt là 32,5% và 19,9%. Kết luận: Kiến thức và thực hành về phòng và phát hiện sớm ung thư vú ở phụ nữ 18-60 tuổi tại thành phố Cần Thơ khá thấp. Do đó, lãnh đạo Sở Y tế cần phối hợp bệnh viện có những biện pháp can thiệp phù hợp tăng cường kiến thức và thực hành về phòng và phát hiện sớm ung thư vú ở phụ nữ 18-60 tuổi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Thị Kim Ngân, Trần Vũ (2008), “Một số yếu tố liên quan đến hành vi tự khám vú tại nhà ở phụ nữ độ tuổi 15-49 tại Xã Hưng Đạo Huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương”, Tạp chí Y tế công cộng, tập 11 (11), trang 38-43.
2. Nguyễn Hữu Châu (2015), “Nghiên cứu thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh ung thư vú ở phụ nữ 20 - 60 tuổi trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa”, Tạp chí Ung thư học Việt Nam, số 5/2015, tr.22-25.
3. Bùi Thị Duyên (2018). Kiến thức, thái độ và thực hành phát hiện sớm ung thư vú và một số yếu tố liên quan của phụ nữ từ 20 – 49 tuổi tại xã Cẩm Giang, Huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa, Luận văn thạc sỹ Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Nguyễn Bá Đức (2008). Phòng phát hiện sớm bệnh ung thư, NXB Y học Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Quế Lâm (2017), Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống bệnh ung thư vú ở phụ nữ thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, Đề tài cơ sở Trung tâm Truyền thông GDSK Khánh Hòa
6. Đào Trung Nguyên (2017), Kiến thức, thực hành về phòng và phát hiện sớm ung thư vú của phụ nữ ở công ty cổ phần may 10 và một số yếu tố liên quan, Luận văn tốt nghiệp trường địa học Y Hà Nội.
7. Đỗ Quốc Tiệp, Mai Xuân Sự, Phan Tiến Hoàng và cộng sự (2015). Nghiên cứu kiến thức của người dân về phòng chống bệnh ung thư tại Quảng Bình. Tạp chí Ung thư học Việt Nam, số 5/2015, tr.41-44.
8. Trần Văn Thuấn, Bùi Diệu, Nguyễn Bá Đức và cộng sự (2012). Gánh nặng bệnh ung thư và chiến lược phòng chống ung thư quốc gia đến năm 2020. Tạp chí Ung thư học - Hội thảo quốc gia phòng chống ung thư lần thứ 16 tháng 10 năm 2012, Số 1 (2012).
9. Trần Văn Thuấn (2007), Sàng lọc và phát hiện sớm bệnh ung thư vú, NXB Y học Hà Nội.