NHẬN XÉT HIỆU QUẢ KỸ THUẬT DẪN LƯU NÃO THẤT RA NGOÀI TRÊN BỆNH NHÂN CHẢY MÁU NÃO THẤT TẠI TRUNG TÂM ĐỘT QUỴ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Quang Ân Nguyễn 1,, Huy Ngọc Nguyễn 2
1 Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Phú Thọ
2 Sở Y Tế Phú Thọ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Chảy máu não chiếm từ 10% đến 15% các trường hợp đột quỵ não đại diện cho khoảng hai triệu trường hợp hàng năm trên toàn thế giới. Điều trị chảy máu não thất có biến chứng giãn não thất cấp phổ biến hiện nay là đặt dẫn lưu não thất ra ngoài. Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, hiệu quả kỹ thuật dẫn lưu não thất ra ngoài trên bệnh nhân chảy máu não thất tại Trung tâm đột quỵ Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Phú Thọ. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả ca bệnh được thực hiện trên 19 bệnh nhân chảy máu não thất có giãn não thất cấp được điều trị tại Trung tâm Đột quỵ Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Phú Thọ từ tháng 06/2020 đến tháng 09/2021. Kết quả: Tại thời điểm nhập viện, điểm hôn mê Glasgow trung bình (9,68[6-15]) đều thấp. Kể từ ngày thứ nhất, điểm hôn mê Glasgow trung bình bắt đầu có sự cải thiện. Tại thời điểm nhập viện, điểm Graeb trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu (6,72[0-10]), cải thiện nhanh và sớm sau ngày thứ nhất. Các biến chứng liên quan tới dẫn lưu não thất ra ngoài chủ yếu là viêm màng não mủ (15,8%) và chảy máu tái phát (15,8%). Tỷ lệ tử vong của bệnh nhân nghiên cứu tại thời điểm 1 tháng là 36,84%, tỷ lệ tử vong của bệnh nhân nghiên cứu tại thời điểm 3 tháng là 21,05%. Tỷ lệ tử vong tính từ thời điểm 0-3 tháng là 57,89%. Kết luận:  Kỹ thuật dẫn lưu não thất ra ngoài trên bệnh nhân chảy máu não thất không góp phần làm giảm tỷ lệ di chứng và tử vong của chảy máu não thất.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Fenichel G. M. (2005). Clinical Pediatric Neurology: A Signs and Symptoms Approach, Elsevier Saunders, Philadelphia, Pa.
2. FitzGerald M. J. T., Folan-Curran J. (2002). Clinical Neuroanatomy and Related Neuroscience, W. B. Saunders, Philadelphia, Pa. . Waxman S. G. (2000). Ventricles and coverings of the brain. Correlative Neuroanatomy, Lange Medical Books/McGraw-Hill, New York, NY, 153-168.
3. Gaberel T., Magheru C., Parienti J. J. et al. (2011). Intraventricular fibrinolysis versus external ventricular drainage alone in intraventricular hemorrhage: a meta-analysis. Stroke, 42 (10), 2776-2781.
4. Lê Văn Thính, Trần Viết Lực, Nguyễn Thị Xuyên và cs. (2011). Tình hình và thực trạng chăm sóc tai biến mạch máu não trong các bệnh viện đa khoa từ tuyến tỉnh trở lên ở Việt Nam: số chuyên đề hội nghị khoa học bệnh viện Bạch Mai lần thứ 28. Y học Lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai, 1, 248-252.
5. Lương Quốc Chính, Mai Duy Tôn, Nguyễn Đạt Anh và cs. (2015). Hiệu quả dẫn lưu não thất ra ngoài trong vòng 12 giờ sau triệu chứng khởi phát trong chảy máu não thất có giãn não thất cấp. Tạp chí Nghiên cứu Y học, 93 (1), 31-38.
6. Naff N. J., Carhuapoma J. R., Williams M. A. et al. (2000). Treatment of intraventricular hemorrhage with urokinase : effects on 30-Day survival. Stroke, 31 (4), 841-847.
7. Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Đạt Anh. (2010). Nghiên cứu kết quả theo dõi áp lực nội sọ ở các bệnh nhân được dẫn lưu não thất ra ngoài tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Y học Việt Nam, 373 (1), 19-23.
8. Staykov D., Volbers B., Wagner I. et al. (2011). Prognostic significance of third ventricle blood volume in intracerebral haemorrhage with severe ventricular involvement. J Neurol Neurosurg Psychiatry, 82 (11), 1260-1263.
9. Sterne J. A., Egger M., Smith G. D. (2001). Systematic reviews in health care: Investigating and dealing with publication and other biases in meta-analysis. BMJ, 323 (7304), 101-105.