TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP BẰNG THUỐC CỦA BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ TẠI KHOA TIM MẠCH PKĐK HOÀN MỸ SÀI GÒN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Một trong những khuyến cáo để tăng hiệu quả điều trị tăng huyết áp là nâng cao việc tuân thủ điều trị nhằm giảm các biến chứng của bệnh. Nghiên cứu này nhằm mục đích ghi nhận tỉ lệ tuân thủ điều trị bằng thuốc của người bệnh đang điều trị ngoại trú tăng huyết áp tại Khoa tim mạch Phòng khám đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn. Đối tượng và phương pháp: Người bệnh được chọn ngẫu nhiên, được phỏng vấn trực tiếp và thu thập số liệu theo bảng thu thập số liệu soạn sẵn. Sự tuân thủ điều trị dùng thuốc được ghi nhận bằng cách hỏi trực tiếp bệnh nhân và gián tiếp bằng cách dùng thang điểm MMAS-8. Kết quả: Trong tổng số 387 bệnh nhân, có 355 (91,73%) bệnh nhân tự nhận định mình điều trị đều. Điểm trung bình mức độ tuân thủ điều trị theo thang điểm MMAS-8 trong nghiên cứu của chúng tôi là 5,77 (ĐLC:1,52). Các lý do không dùng thuốc tăng huyết áp theo đúng chỉ định nổi bật là quên dùng thuốc hàng ngày theo đúng chỉ định (39,28%). Các yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê với điểm MMAS-8 gồm tuổi bệnh nhân (p<0,01), nhóm bệnh nhân có HA đạt mục tiêu điều trị thì tuân thủ dùng thuốc (điểm trung bình MMAS-8) cao hơn so với nhóm chưa đạt mục tiêu điều trị (p=0,03). Bên cạnh đó, bệnh nhân được chẩn đoán tăng huyết áp càng lâu thì điềm tuân thủ dùng thuốc càng cao, điểm số MMAS-8 còn tương quan với tổng lượng thuốc bệnh nhân dùng (p<0,01) cũng như một số yếu tố dịch tễ khác. Kết luận: Cần phải nâng cao kiến thức và nhận thức của bệnh nhân về bệnh THA để nâng cao mức độ tuân thủ điều trị dùng thuốc và cả không dùng thuốc. Cần lưu ý nhắc nhở tuân thủ dùng thuốc đối với những bệnh nhân trẻ, những trường hợp chưa đạt HA mục tiêu, mắc bệnh chưa lâu hoặc đang phải dùng nhiều thuốc cùng lúc.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tăng huyết áp, tuân thủ điều trị, thuốc hạ áp, MMAS-8
Tài liệu tham khảo
2. Ninh Văn Đông (2010). Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp trên 60 tuổi tại phường Hàng Bông- Hoàn Kiếm - Hà Nội, năm 2010, Luận văn thạc sĩ y học Trường Đại học Y tế Công cộng.
3. Nguyễn Tuấn Khanh (2013). Khảo sát sự tuân thủ điều trị và các yếu tố liên quan của bệnh nhân tăng huyết áp tại Khoa Nội Tim Mạch Bệnh Viện Đa Khoa Tiền Giang năm 2013. Cổng thông tin Y tế Tiền Giang – Sở Y Tế Tiền Giang.
4. Forouzanfar MH, Liu P, Roth GA,et al.(2017). Global Burden of Hypertension and Systolic Blood Pressure of at Least 110 to 115 mm Hg, 1990-2015. JAMA.317(2):165-182.
5. Gee ME, Campbell N, Sarrafzadegan N, et al. (2014). Standards for the uniform reporting of hypertension in adults using population survey data: recommendations from the World Hypertension League Expert Committee. J Clin Hypertens (Greenwich).16:773–81.
6. Pirasath S, Kumanan T, and Guruparan M. (2017). A Study on Knowledge, Awareness, and Medication Adherence in Patients with Hypertension from a Tertiary Care Centre fr,om Northern Sri Lanka. International Journal of Hypertension. Volume, 6 pages. DOI:10.1155/2017/9656450
7. Krousel-Wood MA, Islam T, Webber LS, Re RS, Morisky DE, Muntner P. (2009). New Medication Adherence Scale Versus Pharmacy Fill Rates in Seniors with Hypertension. Am J Manag Care.15(1):59–66.
8. Morisky DE, DiMatteo MR. (2011). Improving the measurement of self-reported medication non-adherence: Final response. J Clin Epidem. 64:258–263.