MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐẾN SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Đại dịch COVID-19 đã phát triển trên toàn thế giới trong đó có cả Việt Nam, nó gây ảnh hưởng không chỉ sức khỏe mà còn kinh tế và nhiều vấn đề khác trong toàn xã hội và có cả đối tượng cán bộ, nhân viên y tế. Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến sức khỏe tâm thần của viên chức và người lao động Trường Đại học Y Dược Cần Thơ (ĐHYDCT). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang ở 422 viên chức và người lao động đang công tác Trường ĐHYDCT trong thời gian từ tháng 6/2021 đến 9/2021. Kết quả: có tổng 91,9% viên chức, lao động Trường ĐHYDCT lo lằng về nguy cơ và nguyên nhân nhiễm COVID-19, chỉ có 8,1% viên chức và người lao động là không lo lắng. Ảnh hưởng sức khỏe tâm lý chiếm tỷ lệ cao nhất là mệt mỏi (61,4%). Về số giờ làm việc: có 38,9% đối tượng giảm giờ làm việc, 31% đối tượng tăng giờ và 30,1% không thay đổi. Nghiên cứu ghi nhận có 53,3% đối tượng giảm năng suất làm việc. Ngoài ra, có 87,2% đối tượng bị ảnh hưởng thu nhập gia đình do covid ảnh hưởng và nghiên cứu chưa ghi nhận mối liên quan mang ý nghĩa thống kê giữa ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 với 7 đặc điểm của đối tượng tham gia. Kết luận: Đại dịch COVID-19 năm 2021 đã thật sự gây nhiều lo lắng và ảnh hưởng không ít đến tâm lý cũng như giờ làm việc, năng suất công việc và kinh tế viên chức và người lao động Trường ĐHYDCT.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
COVID-19, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, viên chức và người lao động
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Thu Hà, Nguyễn Thị Hải Hà, (2021), Ảnh hưởng dịch COVID-19 đến sức khỏe nhân viên Y tế, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường – Bộ Y tế.
3. Jassim G, Jameel M, Brennan E, Yusuf M, Hasan N, Alwatani Y. (2021), Psychological Impact of COVID-19, Isolation, and Quarantine: A Cross-Sectional Study. Neuropsychiatr Dis Treat, 17:1413-1421.
4. Huang JZ, Han MF, Luo TD, Ren AK, Zhou XP (2020), Mental health survey of medical staff in a tertiary infectious disease hospital for COVID-19, 38(3):192-195.
5. Pappa S, Ntella V, Giannakas T, Giannakoulis VG, Papoutsi E, Katsaounou P. (2020), Prevalence of depression, anxiety, and insomnia among healthcare workers during the COVID-19 pandemic: A systematic review and meta-analysis. Brain Behav Immun, 88:901-907.
6. Song X, Fu W, Liu X, Luo Z, Wang R, Zhou N, Yan S, Lv C. (2020), Mental health status of medical staff in emergency departments during the Coronavirus disease 2019 epidemic in China. Brain Behav Immun, 88:60-65.
7. Tran BX, Nguyen HT, Le HT and et al. (2020), Impact of COVID-19 on Economic Well-Being and Quality of Life of the Vietnamese During the National Social Distancing. Front Psychol.11:565153.
8. Zhang SX, Liu J, Afshar Jahanshahi A, Nawaser K, Yousefi A, Li J, Sun S. (2020), At the height of the storm: Healthcare staff's health conditions and job satisfaction and their associated predictors during the epidemic peak of COVID-19. Brain Behav Immun, 87:144-146.
9. Zhou Y, Zhou Y, Song Y, Ren L, Ng CH, Xiang YT, Tang Y. (2020), Tackling the mental health burden of frontline healthcare staff in the COVID-19 pandemic: China's experiences. Psychol Med, 51(11):1955-1956.