KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ỨNG DỤNG PHẪU THUẬT CẮT NỘI SOI LƯỠNG CỰC QUA NIỆU ĐẠO ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ BÀNG QUANG CHƯA XÂM LẤN LỚP CƠ

Thái Sơn Huỳnh 1,, Văn Hinh Trần 2, Anh Tuấn Lê 2, Quang Vinh Phạm 2, Phú Việt Nguyễn 2, cộng sự và 1,2
1 Bệnh viện Quân y 17, Quân khu 5
2 Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả chẩn đoán và điều trị ung thư bàng quang chưa xâm lấn lớp cơ bằng điện cực lưỡng cực (bTURBT). Đối tượng và Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu 62 bệnh nhân u bàng quang chưa xâm lấn lớp cơ, được điều trị bằng cắt nội soi lưỡng cực qua niệu đạo. Kết quả: Nam 80,7%, nữ 19,3%. Tuổi trung bình 61,9 ± 15,1 tuổi. Tiền sử hút thuốc lá 40,3%. Siêu âm trước mổ (58 ca): có u 77,6%; không phát hiện u 22,4%. CT scanner trước mổ (41 ca): phát hiện có u 97,6%, 1 ca không phát hiện được u 2,4%. Soi bàng quang trước mổ: 100% phát hiện có u. Thời gian phẫu thuật trung bình 42,6 ± 13,3 phút. Thời gian rửa bàng quang sau mổ: dưới 24h là 66,1%; từ 24-48h là 33,9%. Không có tai biến trong mổ, biến chứng nhiểm khuẩn niệu muộn sau mổ 3,2%. Giải phẫu bệnh sau mổ: Độ biệt hóa: G1 80,7%, G2 17,7%, G3 1,6%. Giai đoạn: Tis 1,6%, Ta 91,9%, T1 6,5%. Kết quả điều trị gần: Tốt 96,8% (60 ca), khá 3,2% (2 ca). Kết quả sau 1 năm: tỷ lệ tái phát 12,9% (8/62). Kết luận: Điều trị ung thư bàng quang chưa xâm lấn lớp cơ bằng kỹ thuật cắt nội soi lưỡng cực qua niệu đạo là an toàn và hiệu quả.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Thirugnanasambandam Vasudevan, Ramanathan Jeyaraman (2017). Safety and efficacy of bipolar energy for transurethral resection of bladder tumours: a prospective quasi-randomized study. Turkish journal of urology, 43(2), 141.
2. Burger Maximilian, Catto James WF, Dalbagni Guido, et al. (2013). Epidemiology and risk factors of urothelial bladder cancer. European urology, 63(2), 234-241.
3. Trinh Tony W, Glazer Daniel I, Sadow Cheryl A, et al. (2018). Bladder cancer diagnosis with CT urography: test characteristics and reasons for false-positive and false-negative results. Abdominal Radiology, 43(3), 663-671.
4. Babjuk Marko, Burger Maximilian, Compérat Eva M, et al. (2019). European Association of Urology Guidelines on Non-muscle-invasive Bladder Cancer (TaT1 and Carcinoma In Situ)-2019 Update. European urology.
5. Del Rosso Alessandro, Pace Gianna, Masciovecchio Stefano, et al. (2013). Plasmakinetic bipolar versus monopolar transurethral resection of non‐muscle invasive bladder cancer: A single center randomized controlled trial. International journal of urology, 20(4), 399-403.
6. Pu Xiao-Yong, Wang Huai-Peng, Wu Yi-Long, et al. (2008). Use of bipolar energy for transurethral resection of superficial bladder tumors: long-term results. Journal of endourology, 22(3), 545-550.
7. Chiang Yi-Te, Kuo Junne-Yih, Chen Kuang-Kuo, et al. (2011). Urothelial Inverted Papilloma of the Lower Urinary Tract—A Benign Lesion or a Precursor of Malignancy? Urological Science, 22(2), 70-74.
8. Lê Đình Đạm, Lê Đình Khánh, Nguyễn Văn Mão, et al. (2019). U nhú đảo ngược của bàng quang: báo cáo 2 trường hợp. Kỷ yếu hội nghị khoa học thường niên lần thứ XIII, hội tiết niệu thận học Việt nam; lần thứ V, VUNA - NORTH, 157-163.
9. Nguyễn Kỳ (1993). Góp phần nghiên cứu chẩn đoán và điều trị u nông ở bàng quang bằng phương pháp cắt nội soi. Luận án Phó tiến sĩ khoa học Y dược, Học viện Quân Y, Hà Nội.
10. Abotaleb Ahmed A, Kandeel Wael S, Elmohamady Basheer, et al. (2017). Bipolar plasma kinetic enucleation of non-muscle-invasive bladder cancer: Initial experience with a novel technique. Arab journal of urology, 15(4), 355-359.