BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ MÔ HÌNH BỆNH TẬT Ở BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ CÓ TIỀN SỬ NHIỄM SARS-COV-2 TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ Y TẾ THUỘC HỆ THỐNG MEDLATEC

Anh Trí Nguyễn 1, Thị Kim Len Nguyễn2, Văn Long Bùi 1, Thị Huyền Nguyễn 1, Thị Tuyền Vũ 1, Thị Nhung Nguyễn 1, Thị Hương Trà Hoàng 1,, Thị Thủy Dương 2, Thị Thu Hương Nguyễn3, Thị Hoài Thanh Lê 3, Tiến Thọ Phạm 3, Thị Hoàng Lê3
1 MEDLTEC Group
2 Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
3 Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Thanh Xuân, Tây Hồ, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và xác định mô hình bệnh tật ở bệnh nhân ngoại trú có tiền sử nhiễm SARS-CoV-2 tại các cơ sở y tế thuộc hệ thống MEDLATEC. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 1040 bệnh nhân ngoại trú tại 5 cơ sở y tế thuộc hệ thống MEDLATEC. Kết quả: Giới nữ chiếm 55,67%. Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 33,01 ± 17,91 (tuổi). Đa số bệnh nhân khám ở giai đoạn COVID-19 kéo dài (75,0%), đã tiêm ít nhất 2 mũi vắc xin phòng COVID-19 (83,36%). Có 28,97% bệnh nhân có bệnh nền trước khi nhiễm SARS-CoV-2, cao nhất là thừa cân béo phì (7,98%), tăng huyết áp (5,67%). 72,79% bệnh nhân có ít nhất 1 triệu chứng lâm sàng, nhiều nhất là ho khan (29,81%), mệt mỏi (21,06%), ho đờm (15,29%), đau, tức ngực (13,56%), hụt hơi (12,88%). Nhóm bệnh lý thuộc chuyên khoa hô hấp gặp nhiều nhất ở các độ tuổi. Sau đó là bệnh lý của chuyên khoa thần kinh, tim mạch ở người lớn và người già, tiêu hoá ở trẻ em. Các bệnh nhân khám chuyên khoa tâm thần chỉ gặp ở người trưởng thành và người già mà không gặp ở trẻ em. Kết luận: Xác định mô hình bệnh tật giúp nhà quản lý có sự thay đổi linh hoạt về chiến lược tiếp cận bệnh nhân, nhằm phân bổ nguồn lực y tế hợp lý để từ đó cung cấp dịch vụ y tế tốt nhất.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. COVID-19 rapid guideline: managing the longterm effects of COVID-19) https://www.nice.org.uk/guidance/ng188/resources/covid19-rapid-guideline-managing-the-longterm-effects-of-covid19-pdf-51035515742 ;. .
2. Lopez-Leon S., Wegman-Ostrosky T., Perelman C., et al. (2021). More than 50 long-term effects of COVID-19: a systematic review and meta-analysis. Sci Rep, 11(1), 16144.
3. Augustin M., Schommers P., Stecher M., et al. (2021). Post-COVID syndrome in non-hospitalised patients with COVID-19: a longitudinal prospective cohort study. Lancet Reg Health - Eur, 6, 100122.
4. Davis H.E., Assaf G.S., McCorkell L., et al. (2021). Characterizing long COVID in an international cohort: 7 months of symptoms and their impact. eClinicalMedicine, 38.
5. Carfì A., Bernabei R., Landi F., et al. (2020). Persistent Symptoms in Patients After Acute COVID-19. JAMA, 324(6), 603–605.
6. van Kessel S.A.M., Olde Hartman T.C., Lucassen P., et al. (2022). Post-acute and long-COVID-19 symptoms in patients with mild diseases: a systematic review. Fam Pr, 39(1), 159–167.
7. Ghosn J., Piroth L., Epaulard O., et al. (2021). Persistent COVID-19 symptoms are highly prevalent 6 months after hospitalization: results from a large prospective cohort. Clin Microbiol Infect, 27(7), 1041.e1-1041.e4.
8. Bellan M., Soddu D., Balbo P.E., et al. (2021). Respiratory and Psychophysical Sequelae Among Patients With COVID-19 Four Months After Hospital Discharge. JAMA Netw Open, 4(1), e2036142.