BỆNH TÍCH PROTEIN PHẾ NANG PHỔI - TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ BÁO CÁO CHÙM CA BỆNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Bệnh tích proteine phế nang phổi (Pulmonary Alveolar Proteinosis - PAP) là một hội chứng hiếm gặp, đặc trưng bởi sự tích tụ chất hoạt động bề mặt (surfactant) trong phế nang và trong đại thực bào đường thở, cuối cuối dẫn đến suy hô hấp. PAP là một phần của một loạt các rối loạn về cân bằng chất hoạt động bề mặt (sản xuất và thanh thải). Phân loại của PAP bao gồm 3 nhóm cơ bản: (1) Bệnh tích protein phế nang nguyên phát/ tự miễn; (2) Bệnh tích protein phế nang thứ phát; (3) Bệnh tích protein phế nang bẩm sinh. Trong đó nhóm (1) chiếm trên 90% các trường hợp. Hội chứng PAP có thể được chẩn đoán xác định dựa trên tiền sử, triệu chứng lâm sàng, hình ảnh cắt lớp vi tính, xét nghiệm dịch rửa phổi; đôi khi sinh thiết phổi mở. Rửa toàn bộ phổi là liệu pháp điều trị tiêu chuẩn hiện nay và các liệu pháp dược lý hỗ trợ đang được nghiên cứu. Chúng tôi báo cáo 10 ca bệnh PAP được chẩn đoán và điều trị tại bệnh viện Phổi trung ương, thời gian từ tháng 7/2020 – 5/2022, đặc biệt nhấn mạnh phân tích hình ảnh cắt lớp vi tính ngực, qua đó giúp các đồng nghiệp có phương cách tiếp cận tốt hơn về chẩn đoán hình ảnh khi gặp căn bệnh này.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bệnh tích protein phế nang phổi, cắt lớp vi tính bệnh tích protein phế nang, rửa toàn bộ phổi, Surfactant
Tài liệu tham khảo
2. W. Riachrad Webb, Nestor L. Muller, David P. Naidich. High – Resolution CT of the Lung. Wolters Kluwer. 2017; 5 E; p. 150 – 17
3. Trapnell BC, Nakata K, Bonella F, et al. Pulmonary alveolar proteinosis. Nat Rev Dis Primers. 2019 Mar 7;5(1):16. doi: 10.1038/s41572-019-0066-3.PMID: 30846703
4. Jouneau S, Ménard C, Lederlin M. Pulmonary alveolar proteinosis. Respirology. 2020 Aug;25(8):816-826. doi: 10.1111/resp.13831. Epub 2020 May3. PMID: 32363736.
5. Morgan C. Insights into the Treatment of Severe Pulmonary Alveolar Proteinosis. Ann Am Thorac Soc. 2017 Aug; 14 (8):1268-1269. doi: 10.1513/AnnalsATS.201705-399ED. PMID: 28763266
6. Athayde RAB, Arimura FE, Kairalla RA, Carvalho CRR, Baldi BG. Characterization and outcomes of pulmonary alveolar proteinosis in Brazil: a case series. J Bras Pneumol. 2018 May-Jun; 44(3):231-236. doi: 10.1590/S1806 37562017000000168. PMID: 30043890
7. Jouneau S, Kerjouan M, Briens E, et al. Pulmonary alveolar proteinosis. Rev Mal Respir. 2014 Dec; 31(10):975-91. doi: 10.1016/ j.rmr. 2014.08.009. Epub 2014 Oct 18. PMID: 25496792
8. Ernst G, Caro F, Botto HA, Young P. Pulmonary alveolar proteinosis: Analysis of 7 cases]. Med Clin (Barc). 2016 Jun 17;146(12):e71-2. doi: 10.1016/j. medcli. 2016. 01. 004. Epub 2016 Mar 5. PMID: 26961400
9. McCarthy C, Lee E, Bridges JP, et al. Statin as a novel pharmacotherapy of pulmonary alveolar proteinosis. Nat Commun. 2018 Aug 7;9(1):3127. doi: 10.1038/s41467-018-05491-z.PMID: 30087322