MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SUY DINH DƯỠNG THẤP CÒI Ở HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA, NĂM 2020
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Dinh dưỡng là yếu tố được đánh giá là quan trọng nhất đến sự tăng trưởng của cơ thể. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 1117 học sinh trung học phổ thông tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La – sử dụng phương pháp phỏng vấn bằng bộ câu hỏi thiết kế sẵn để mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi. Kết quả cho thấy, học sinh có mẹ là người dân tộc thiểu số có nguy cơ SDD thấp còi cao gấp 1,6 lần học sinh có mẹ là người dân tộc Kinh (p < 0,05); Học sinh là nữ giới và không hoặc ít ít hoạt động thể lực có nguy cơ SDD thấp còi cao tương ứng gấp 1,7 lần và 2,0 lần so với những học sinh là nam giới và hoạt động thể lực mức trung bình trở lên (p < 0,01). Cần có giải pháp tích cực trong cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho học sinh tỉnh miền núi trong đó chú trọng đến đối tượng con em dân tộc thiểu số, trẻ gái; và cần tăng cường hoạt động thể lực trong trường học
Chi tiết bài viết
Từ khóa
dinh dưỡng, thấp còi, trung học phổ thông, yếu tố liên quan, miền núi, Sơn La
Tài liệu tham khảo
2. Bhargava M, Bhargava A et al. Nutritional status of Indian adolescents (15-19 years) from National Family Health Surveys 3 and 4: Revised estimates using WHO 2007 Growth reference. Plos One, 2020; 1-24
3. Nguyễn Song Tú. Tình trạng dinh dưỡng, đặc điểm cấu trúc và một vài yếu tố liên quan đến SDD thấp còi ở học sinh 11-14 tuổi thuộc trường phổ thông dân tộc bán trú tại tỉnh Yên Bái, năm 2017. Báo cáo nghiệm thu kết quả nghiên cứu đề tài cấp Viện Dinh dưỡng, 2019.
4. Nguyễn Song Tú. Tình trạng dinh dưỡng, đặc điểm cấu trúc và một vài yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng thấp còi ở học sinh 11 - 14 tuổi thuộc trường phổ thông dân tộc bán trú tỉnh Kon tum, năm 2018. Báo cáo nghiệm thu đề tài cấp Viện, 2021.
5. Dawit Degarege, Abebe Animut. Undernutrition and associated risk factors among school age children in Addis Ababa, Ethiopia. BMC Public Health, 2015. 15:375: 1-9.
6. Black RE, Allen LH et al. Maternal and child undernutrition: global and regional exposures and health consequences. Lancet, 2008. 371(9608): 243-260.
7. Ayogu RN, bemesi O et al. Prevalence and factors associated with anthropometric failure, vitamin A and iron deficiency among adolescents in a Nigerian urban community. Afr Health Sci, 2016. 16(2): 389-98.
8. Neinstein LS, Kaufman FR. Puberty normal growth and development, Adolescent Health Care Lippincott William & Wilkins. 2008.