NHẬN XÉT MỘT SỐ BIẾN CHỨNG CỦA PHƯƠNG PHÁP HẠ THÂN NHIỆT CHỈ HUY VỚI ĐÍCH 33°C TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN HÔN MÊ SAU NGỪNG TUẦN HOÀN

Tuấn Đạt Nguyễn 1,, Văn Chi Nguyễn 1, Trần Hưng Hà 2, Ngọc Sơn Đỗ 1, Hữu Quân Nguyễn 1, Anh Tuấn Nguyễn 2, Quốc Chính Lương 1
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Trường đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét một số biến chứng của phương pháp hạ thân nhiệt chỉ huy với đích 33°C trong điều trị bệnh nhân hôn mê sau ngừng tuần hoàn ngoại viện. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp trên 68 bệnh nhân hôn mê sau ngừng tuần hoàn ngoại viện được cấp cứu thành công có tái lập tuần hoàn tự nhiên được hạ thân nhiệt chỉ huy đích 33°C tại khoa cấp cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian từ tháng 10/2015 đến tháng 1/2020. Kết quả: Rét run là biến chứng gặp ở 100% bệnh nhân trong giai đoạn hạ nhiệt. Hạ kali máu trong giai đoạn hạ nhiệt độ (KT0 3,7 ± 0,8 so với KT351 3,5 ± 0,7; p = 0,011), tăng kali máu trong giai đoạn làm ấm (KT2 3,8 ± 0,7 so với KT352 4,2 ± 0,8; p = 0,007). 72,1% BN có tăng đường máu, xu hướng tăng trong giai đoạn hạ nhiệt. Giảm tiểu cầu là biến chứng thường gặp (TC T0 287,7 ± 72,2 so với TC T4 163,1 ± 61,1; p < 0,001). Nhịp chậm xoang gặp ở 10,3% BN. Kết luận: Rét run, rối loạn kali máu, tăng đường máu, giảm tiểu cầu là các biến chứng thường gặp trong điều trị hạ thân nhiệt đích 33°C. Trong điều trị hạ thân nhiệt chỉ huy đích 33°C việc theo dõi sát, phát hiện và xử trí các biến chứng này là cần thiết.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Badjatia N., Strongilis E., Prescutti M. và cộng sự (2009). Metabolic benefits of surface counter warming during therapeutic temperature modulation. Crit Care Med, 37 (6), 1893-1897
2. Bernard S. A., Gray T. W., Buist M. D. và cộng sự (2002). Treatment of comatose survivors of out-of-hospital cardiac arrest with induced hypothermia. N Engl J Med, 346 (8), 557-563.
3. Callaway C. W., Donnino M. W., Fink E. L. và cộng sự (2015). Part 8: Post-Cardiac Arrest Care: 2015 American Heart Association Guidelines Update for Cardiopulmonary Resuscitation and Emergency Cardiovascular Care. Circulation, 132 (18 Suppl 2), S465-482.
4. Choi H. A., Ko S. B., Presciutti M. và cộng sự (2011). Prevention of shivering during therapeutic temperature modulation: the Columbia anti-shivering protocol. Neurocrit Care, 14 (3), 389-394.
5. Haase K. K., Grelle J. L., Khasawneh F. A. và cộng sự (2017). Variability in Glycemic Control with Temperature Transitions during Therapeutic Hypothermia. Crit Care Res Pract, 2017, 4831480
6. Hypothermia after Cardiac Arrest Study G. (2002). Mild therapeutic hypothermia to improve the neurologic outcome after cardiac arrest. N Engl J Med, 346 (8), 549-556.
7. Mirzoyev S. A., McLeod C. J., Bunch T. J. và cộng sự (2010). Hypokalemia during the cooling phase of therapeutic hypothermia and its impact on arrhythmogenesis. Resuscitation, 81 (12), 1632-1636
8. Wang C. H., Chen N. C., Tsai M. S. và cộng sự (2015). Therapeutic Hypothermia and the Risk of Hemorrhage: A Systematic Review and Meta-Analysis of Randomized Controlled Trials. Medicine (Baltimore), 94 (47), e2152.