ĐÁNH GIÁ HÌNH THÁI VÀ CHỨC NĂNG TIM THAI Ở SẢN PHỤ TIỀN SẢN GIẬT TẠI KHOA PHỤ SẢN VÀ VIỆN TIM MẠCH BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Phương Thảo Nguyễn1,, Thị Hồng Thi Phạm2, Bá Nha Phạm3, Thị Duyên Nguyễn1
1 Bệnh viện Vinmec Hạ Long
2 Viện Tim mạch Việt Nam
3 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá được sự thay đổi hình thái chức năng tim thai ở sản phụ tiền sản giật. Đối tượng và phương pháp: Nhóm bệnh: 20 sản phụ tiền sản giật ≥18 tuổi có thai từ 28 tuần trở lên, thai tự nhiên, không mắc các bệnh cấp và mạn tính. Nhóm chứng: 20 sản phụ khỏe mạnh có tuổi mẹ và tuổi thai tương đương, thai tự nhiên, không mắc các bệnh cấp và mạn tính; Cả hai nhóm đều thực hiện xét nghiệm sàng lọc cơ bản trước sinh bình thường, đến khám và điều trị tại Khoa Phụ Sản và Viện Tim mạch Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian từ 08/2019 đến 8/2020.Thực hiện siêu âm tim thai và thu thập thông tin từ hồ sơ bệnh án tại bệnh viện theo mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất. Kết quả và kết luận: Chỉ số tim ngực và bề dày các thành tim của thai nhi ở nhóm sản phụ TSG lớn hơn so với nhóm chứng ( p<0,001). Chức năng tâm thu của thai nhi ở sản phụ TSG giảm hơn so với của thai nhi ở mẹ bình thường, biểu hiện ở sự giảm chức năng tim toàn bộ - tăng chỉ số Tei thất phải (0,39 ± 0,02 ở sản phụ TSG, 0,36 ± 0,05 ở sản phụ thường, p=0,022) và tăng chỉ số Tei thất trái (0,42 ± 0,02 ở sản phụ TSG và 0,40 ± 0,04 ở sản phụ thường, p=0,025), trong khi phân suất co rút cơ thất trái không thay đổi (32,84 ± 2,09 ở sản phụ TSG và 35,02 ± 5,31 ở sản phụ thường, p=0,101)

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ngô Văn Tài. Một số yếu tố tiên lượng trong nhiễm độc thai nghén, Luận án tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội. Published online 2001.
2. Ngô Văn Tài. Tiền sản giật và sản giật. In: Tiền Sản Giật và Sản Giật. 1st ed. Nhà xuất bản Y học; 2006:7-51.
3. Sibai B.M Ramadan K. “Pre-Eclamsia and Eclamsia”, Sciarra. Obstet Gynecol , Vol .2, No.7, Pp.1-14.; 1995.
4. sComas M, Crispi F. Assessment of Fetal Cardiac Function Using Tissue Doppler Techniques. FDT. 2012;32(1-2):30-38. doi:10.1159/000335028
5. Narin N, Çetin N, Kılıç H, Başbuğ M, Narin F, Kafalı M, Züm KÜ, Genç E, Üstünbaş HB. Diagnostic Value of Troponin T in Neonates of Mild Pre-Eclamptic Mothers. NEO. 1999;75(2):137-142. doi:10.1159/000014089
6. Balli S, Kibar AE, Ece İ, Oflaz MB, Yilmaz O. Assessment of Fetal Cardiac Function in Mild Preeclampsia. Pediatr Cardiol. 2013;34(7):1674-1679. doi:10.1007/s00246-013-0702-8