TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ KHẨU PHẦN ĂN CỦA TRẺ HỌC TẠI TRƯỜNG MẦM NON XÃ HẢI LỰU, HUYỆN SÔNG LÔ, TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2021

Thị Nhung Đoàn 1, Thị Hồng Vân Trần 1, Thị Thanh Tâm Nguyễn 1, Văn Lâm Hoàng1
1 Trường Đại học Y dược Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến hành trên 448 trẻ học tại trường mầm non xã Hải Lựu năm 2021 với mục tiêu mô tả tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn bán trú của trẻ tại trường mầm non xã Hải Lựu, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2021. Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng dựa theo chuẩn tăng trưởng của WHO năm 2007 và đánh giá khẩu phần ăn của trẻ theo Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam của Viện Dinh dưỡng năm 2016. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng chung ở trẻ là 4,0% trong đó suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là 2,0%,  thể thấp còi là 3,3%, thể gầy còm là 0,0% và không có trường hợp trẻ thừa cân béo phì. Năng lượng trung bình trong khẩu phần của trẻ tại trường là 555,7 kcal. Tỷ lệ % năng lượng do Protein, Lipid, Glucid cung cấp đều đạt mức nhu cầu khuyến nghị. Như vậy, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em lứa tuổi mầm non ở mức thấp so với trung bình chung của cả nước và khẩu phần ăn bán trú của trẻ tại trường đã cung cấp tương đối đầy đủ năng lượng theo nhu cầu của trẻ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Unicef (2018), “Levels and trends in child malnutrition”, eSocialSciences.
2. Sarah. E. C, Michael. K. G (2016), “The role of nutrition in brain development: the golden opportunity of the “first 1000 days””, The Journal of pediatrics, 175, 16-21.
3. Bộ Y tế công bố kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng năm 2019-2020. https://moh.gov.vn/tin-noi-bat/-/asset_publisher/3Yst7YhbkA5j/content/bo-y-te-cong-bo-ket-qua-tong-ieu-tra-dinh-duong-nam-2019-2020
4. Nguyễn Thị Thịnh, Lưu Quốc Toản (2016), “Suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Lãng Công, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013”, Tạp chí Y học dự phòng, 26(1), 77.
5. Sở Y tế Vĩnh Phúc (2018), Thiết thực phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em.
6. Bộ giáo dục và đào tao (2016). Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT sửa đổi chương trình giáo dục mầm non, ban hành ngày 30/12/2016.
7. Bộ Y tế, Viện dinh dưỡng quốc gia, Cách phân loại và đánh giá tình trạng dinh dưỡng dựa vào Z-Score http://viendinhduong.vn/vi/suy-dinh-duong-tre-em/cach-phan-loai-va-danh-gia-tinh-trang-dinh-duong-dua-vao-z-score-603.html.
8. Trương Thị Thùy Dương và cộng sự (2021), “Thực trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ em tại trường mầm non Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên năm 2020”, Tạp chí Y học dự phòng, 31(9), 297-302.
9. Bùi Thị Huyền Diệu (2021), “Tình trạng dinh dưỡng và sức khoẻ của trẻ tại 3 trường mầm non huyện Vũ Thư, Thái Bình năm 2019”. Tạp Chí Y học Dự phòng, 31(2), 110–116.
10. Bộ Y tế, Viện dinh dưỡng (2007), “Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.