ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG BỆNH VIÊM MŨI XOANG CỦA CÁN BỘ CHIẾN SĨ QUÂN KHU 3 ĐÓNG QUÂN TRÊN CÁC HUYỆN ĐẢO TỈNH QUẢNG NINH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá thực trạng viêm mũi xoang ở cán bộ chiến sĩ đóng quân tại vùng biển đảo Quân khu 3. Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang, mô tả về thực trạng bệnh viêm mũi xoang của cán bộ chiến sĩ đóng quân hai huyện đảo Cô Tô và Vân Đồn thuộc tỉnh Quảng Ninh trên 6 tháng. Kết quả: 551 quân nhân tham gia, 100% là nam, tuổi 23,6±7,5 (18-51), thời gian công tác trên đảo trên 1 năm chiếm 60,25%; 92,38% là người Kinh và 6,9% là người Mường. Tỷ lệ mắc viêm mũi xoang là 47,2% trong đó viêm mũi xoang mạn là 9,98%. Triệu chứng tắc ngạt mũi và chảy mũi xuất hiện với tỷ lệ là 49,62% và 39,62%. Có 10,77% bệnh nhân bị ngửi kém, ho (31,92%) và khản tiếng (19,23%). Các triệu chứng này kéo dài từ 12 tuần trở lên chiếm tỷ lệ từ 6,9%, 12% và 15,66%. Triệu chứng nội soi thấy niêm mạc nhợt, thoái hóa cuốn giữa, cuốn dưới (49,92%, 28,85% và 30%). Có 1,15% phát hiên polip khe giữa. Kết luận: Tỷ lệ viêm mũi xoang chung và viêm mũi xoang mạn tính ở quân nhân đóng quân tại vùng biển đảo cao. Cần giáo dục biện pháp dự phòng và tầm soát bệnh mũi xoang định kì và điều trị kịp thời các ca bệnh nhằm tránh tiến triển thành mạn tính, đảm bảo sức khỏe bộ đội và tính sẵn sàng chiến đấu của đơn vị.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Cán bộ chiến sĩ, biển đảo, viêm mũi xoang cấp, viêm mũi xoang mạn
Tài liệu tham khảo
2. Hirsch AG, Stewart WF, Sundaresan AS, et al. (2017). Nasal and sinus symptoms and chronic rhinosinusitis in a population‐based sample. 72(2): 274-281.
3. Wen-Xiang Gao, Chun-Quan Ou, Shu-Bin Fang, et al. (2016). Occupational and environmental risk factors for chronic rhinosinusitis in China: a multicentre cross-sectional study. Respiratory Research; 17(54).
4. Phùng Minh Lương. (2010) Nghiên cứu mô hình và yếu tố ảnh hưởng đến bệnh Tai Mũi Họng thông thường của dân tộc Ê Đê Tây Nguyên, đánh giá kết quả của một số biện pháp can thiệp phù hợp ở tuyến thôn bản. Luận Án Tiến sỹ Y học: Trường Đại học Y Hà Nội.
5. Fokkens WJ, Lund VJ, Mullol J, et al. (2012). EPOS 2012: European position paper on rhinosinusitis and nasal polyps 2012. A summary for otorhinolaryngologists. 50(1): 1-12.
6. Nguyễn Như Đua (2021), Nghiên cứu thực trạng bệnh viêm mũi xoang mạn tính ở công nhân ngành than – công ty Nam Mẫu Uông Bí Quảng Ninh và đánh giá hiệu quả của biện pháp can thiệp. Luân án Tiến sĩ – Đại Học Y Hà Nội
7. Lê Văn Thắng (2018). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của viêm mũi xoang mạn tính có kèm bệnh lí đường hô hấp. Luân văn cao học - Đại học Y Hà Nội
8. Lê Văn Dương (2017). Thực trạng bệnh lý mũi xoang của công nhân mỏ công ty than Quang Hanh và một số yếu tố liên quan. Luận văn Chuyên khoa cấp 2 – Đại học Y Hà Nội.