MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHỈ SỐ HUYẾT ÁP TÂM THU CỔ CHÂN - CÁNH TAY Ở BỆNH NHÂN BỊ BỆNH ĐỘNG MẠCH CHI DƯỚI

Xuân Thủy Trần 1,, Thị Thu Hương Đinh 2
1 Đại Học Y Dược Thái Bình
2 Đại Học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Hoàn cảnh nghiên cứu: Phương pháp đo chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân cánh tay (ABI) với phương tiện và kỹ thuật đơn giản, được khuyến cáo trong sàng lọc và chẩn đoán bệnh động mạch chi dưới. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy ABI không những có độ nhạy và độ đặc hiệu cao mà chỉ số này còn tương quan chặt chẽ với mức độ nặng của BĐMCD. Phương pháp nghiên cứu: Là nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 158 chi dưới ở 79 bệnh nhân bị BĐMCD. Bệnh nhân được chụp MSCT động mạch chi dưới, khám lâm sàng và đo chỉ số ABI. Sau đó tìm mối liên quan  giữa chỉ số ABI với các đặc điểm lâm sàng và tổn thương động mạch chi dưới trên phim chụp MSCT. Kết quả: Trị số ABI thấp hơn có ý nghĩa ở nhóm chi tổn thương từ hai động mạch trở lên so với nhóm chỉ có tổn thương một động mạch (p=0,002); ở nhóm chi tổn thương từ hai tầng mạch trở lên so với nhóm chỉ có tổn thương một tầng mạch (p=0,01); và ở nhóm chi có tắc hoàn toàn lòng động mạch so với nhóm chỉ có hẹp lòng động mạch (p<0,001).  Trị số ABI cũng thấp hơn có ý nghĩa ở nhóm chi triệu chứng đau so với nhóm chi không đau (p=0,001); ở nhóm chi có triệu chứng thiếu máu trầm trọng so với nhóm chi không có triệu chứng này (p=0,001). Kết luận: Chỉ số ABI tương quan có ý nghĩa với mức độ lâm sàng và mức độ tổn thương động mạch khi đối chiếu với chụp MSCT động mạch chi dưới.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hiatt W.R, Goldstone J, Smith S et al (2008). Atherosclerotic Peripheral Vascular Disease Symposium II: nomenclature for vascular diseases. Circulation, 118(25), 2826-9.
2. Fowkes F.G, Rudan G, Rudan J et al (2013). Comparison of global estimates of prevalence and risk factors for peripheral artery disease in 2000 and 2010: a systematic review and analysis. Lancet, 382(9901), 1329-40.
3. Hirsch A. T, Criqui M. H et al (2001). Peripheral arterial disease detection, awareness, and treatment in primary care. Jama, 286(11), 1317-24.
4. Shareghi S, Gopal A et al (2010). Diagnostic accuracy of 64 multidetector computed tomographic angiography in peripheral vascular disease. Catheter Cardiovasc Interv, 75(1), 23-31.
5. Lijmer J. G, Hunink M. G et al (1996). ROC analysis of noninvasive tests for peripheral arterial disease. Ultrasound Med Biol, 22(4), 391-8.
6. Jelnes R GO, Hougaard Jensen K, và cs (1986). Fate in intermittent claudication: outcome and risk factors. Br Med J (Clin Res Ed), 293, 1137-1340.
7. Yao S.T (1970). Haemodynamic studies in peripheral arterial disease. Br J Surg, 57, 761 – 766.
8. Lê Văn Hùng 2001. “Nghiên cứu giá trị của siêu âm triplex đối chiếu với chụp mạch trong chẩn đoán hẹp tắc động mạch chi dưới”. Luận văn thạc sĩ y học.
9. Nguyễn Mạnh Hà (2013). Nghiên cứu bệnh động mạch chi dưới trên bệnh nhân có nguy cơ cao tại Viện Tim Mạch Việt Nam. Luận văn thạc sỹ y học.