CHẾ ĐỘ NUÔI DƯỠNG SAU PHẪU THUẬT CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Duy Tân Đoàn 1,, Duy Long Võ 1,2, Thị Hương Lê 3
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM
3 Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế Công cộng, Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Phần lớn bệnh nhân ung thư đại trực tràng có chế độ nuôi dưỡng sau phẫu thuật đều không đạt so với nhu cầu khuyến nghị về năng lượng, chất sinh năng lượng và các vitamin cũng như một số chất khoáng. Do đó, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể, tăng nguy cơ biến chứng sau mổ như nhiễm trùng hoặc xì rò vết mổ, giảm đáp ứng điều trị; tăng chi phí và thời gian nằm viện. Mục tiêu: Xác định chế độ nuôi dưỡng sau phẫu thuật của bệnh nhân ung thư đại trực tràng tại bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh năm  2020 – 2021. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 130 bệnh nhân ung thư đại trực tràng có chỉ định phẫu thuật tại Khoa ngoại tiêu hoá Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh tháng 10 năm 2020 đến tháng 2 năm 2021, được phỏng vấn mặt đối mặt bằng bộ công cụ soạn sẵn có cấu trúc. Các đối tượng được thu thập thông tin về đặc điểm dân số, khảo sát chế độ nuôi dưỡng sau phẫu thuật về năng lượng, protein và các đường nuôi dưỡng. Kết quả: Trong ngày đầu nuôi dưỡng, năng lượng được cung cấp cho bệnh nhân bằng đường tĩnh mạch và đường miệng, trong đó đường tĩnh mạch chiếm 73,1%. Tổng năng lượng cung cấp tăng dần lên mỗi ngày, ngày đầu tiên với tổng năng lượng trung bình là 607,3 kcal đến ngày thứ 7 tổng năng lượng trung bình là 1291,6kcal. Tỉ lệ đáp ứng nhu cầu năng lượng khuyến nghị của Bộ Y tế tăng dần và cao nhất vào ngày thứ 5, 6 và 7 sau phẫu thuật. Tỉ lệ đáp ứng nhu cầu protein tăng lên theo từng ngày và cao nhất vào ngày thứ 7 sau phẫu thuật. Kết luận: Đảm bảo bệnh nhân được nuôi dưỡng đầy đủ năng lượng, cân đối và đủ vitamin, khoáng chất cần thiết sau phẫu thuật, nhằm giảm nguy cơ suy dinh dưỡng của bệnh nhân hậu phẫu, tăng đáp ứng điều trị và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Arends J, Bachmann P, Baracos V, et al. ESPEN guidelines on nutrition in cancer patients. Clin Nutr. 2017;36(1):11-48
2. Beaton J, Carey S, Solomon MJ, Tan K-K, Young J. Preoperative Body Mass Index, 30-Day Postoperative Morbidity, Length of Stay and Quality of Life in Patients Undergoing Pelvic Exenteration Surgery for Recurrent and Locally - Advanced Rectal Cancer. Ann Coloproctology. 2014;30(2):83-87.
3. W-H, Cajas-Monson LC, Eisenstein S, Parry L, Cosman B, Ramamoorthy S. Preoperative malnutrition assessments as predictors of postoperative mortality and morbidity in colorectal cancer: an analysis of ACS-NSQIP. Nutr J. 2015;14.
4. Maurício SF, Xiao J, Prado CM, Gonzalez MC, Correia MITD. Different nutritional assessment tools as predictors of postoperative complications in patients undergoing colorectal cancer resection. Clin Nutr Edinb Scotl. 2018;37(5):1505-1511.
5. Nguyễn Thị Thanh. Thực trạng dinh dưỡng trước và sau phẫu thuật của bệnh nhân ung thư đại trực tràng tại bệnh viện Bạch Mai và Đại học Y Hà Nội năm 2016 - 2017. Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
6. Chu Thị Tuyết. Hiệu quả dinh dưỡng toàn diện cho bệnh nhân phẫu thuật ổ - tiêu hoá mở có chuẩn bị tại khoa Ngoại bệnh viện Bạch Mai năm 2015. Luận án tiến sỹ y học, Viện vệ sinh dịch tễ Trung Ương.
7. Nguyễn Duy Hiếu. Tình trạng dinh dưỡng và chế độ nuôi dưỡng người bệnh phẫu thuật ống tiêu hoá tại khoa Ngoại bệnh viện Bạch Mai năm 2016. Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội
8. Gustafsson UO, Scott MJ, Hubner M, et al. Guidelines for Perioperative Care in Elective Colorectal Surgery: Enhanced Recovery After Surgery (ERAS®) Society Recommendations: 2018. World J Surg. 2019;43(3):659-695.