KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH TIM CHUYỂN GỐC-VÁCH LIÊN THẤT NGUYÊN VẸN BẰNG PHẪU THUẬT CHUYỂN VỊ ĐỘNG MẠCH TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG TRONG GIAIĐOẠN 2010-2016

Lý Thịnh Trường Nguyễn1,, Tuấn Mai Nguyễn 1
1 Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Nhi Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Kết quả trung hạn phẫu thuật chuyển vị động mạch đối với các bệnh nhân mắc bệnh chuyển gốc động mạch-vách liên thất nguyên vẹn và các yếu tố nguy cơ có liên quan tới tử vong sau phẫu thuật được đánh giá bởi nghiên cứu này.Đối tượng-phương pháp nghiên cứu: Trong thời gian từ tháng 4 năm 2010 đến tháng 12 năm 2016, tất cả các bệnh nhân chẩn đoán chuyển gốc động mạch-vách liên thất nguyên vẹn được phẫu thuật chuyển vị động mạchtại Trung tâm Tim mạch-Bệnh viện Nhi Trung ương được hồi cứu. Phân tích hồi quy đa biến tuyến tính được sử dụng nhằm đánh giá yếu tố nguy cơ tiên lượng tử vong sau phẫu thuật. Kết quả:Có tổng số 149 bệnh nhân liên tiếp phù hợp tiêu chuẩn được thu thập vào nghiên cứu. Tuổi phẫu thuật trung bình là 30,32±23,04ngày tuổi (3-163), cân nặng trung bình là 3,46 ±0,6 kg (2.1-6.0). 2 bệnh nhân được huấn luyện thất trái trước phẫu thuật do tình trạng tâm thất trái bé và mỏng.Thời gian cặp động mạch chủ trung bình là 113,47±28,61 phút, thời gian chạy máy 172,52±52,74phút. Có 3 bệnh nhân cần hỗ trợ ECMO sau phẫu thuật chuyển vị động mạch. Tử vong sớm sau phẫu thuật có 8 bệnh nhân (5.4%) và 3 bệnh nhân tử vong muộn (2%). Không cóbệnh nhân  nào cần phải mổ lại do nguyên nhân tim mạch trong thời gian theo dõi trung bình là 22.88 ±17.48 tháng (0.5-84). Phân tích hồi quy đa biến cho thấy các bệnh nhân có nhiễm trùng hô hấp sau phẫu thuật (OR=22.1) và các bệnh nhân có nhiễm khuẩn huyết sau phẫu thuật (OR=51.9) là các yếu tố nguy cơ tiên lượng tử vong đối với nhóm bệnh nhân chuyển gốc động mạch-lành vách liên thất. Không có sự khác biệt về tỷ lệ tử vong giữa hai nhóm bệnh nhân sơ sinh và các bệnh nhân được phẫu thuật sau 1 tháng tuổi (p=0.484). Kết luận: Phẫu thuật chuyển vị động mạch điều trị cho các bệnh nhân chuyển gốc động mạch-vách liên thất nguyên vẹn tại Trung tâm Tim mạch-Bệnh viện Nhi Trung ương có kết quả rất tốt. Giảm tỷ lệ nhiễm trùng bệnh viện có thể giúp cải thiện hơn nữa tỷ lệ sống sót của bệnh nhân. Phẫu thuật chuyển vị động mạch thì đầu nên được cân nhắc và có thể thực hiện an toàn đối với từng trường hợp cụ thể, mặc dùphát hiện bệnh muộn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Jatene AD, Fontes VF, Paulista PP, Souza LC, Neger F, Galantier M, Sousa JE. Anatomic correction of transposition of the great vessels. J Thorac Cardiovasc Surg. 1976 Sep;72(3):364-70. PMID: 957754.
2. Daebritz SH, Nollert G, Sachweh JS, Engelhardt W, von Bernuth G, Messmer BJ. Anatomical risk factors for mortality and cardiac morbidity after arterial switch operation. Ann Thorac Surg. 2000 Jun;69(6):1880–6.
3. Dibardino DJ, Allison AE, Vaughn WK, McKenzie ED, Fraser CD. Current Expectations for Newborns Undergoing the Arterial Switch Operation. Ann Surg. 2004 May;239(5):588–98.
4. Muter A, Evans HM, Gauvreau K, Colan S, Newburger J, del Nido PJ, et al. Technical Performance Score’s Association With Arterial Switch Operation Outcomes. Ann Thorac Surg. 2021 Apr;111(4):1367–73.
5. Kang N, de Leval MR, Elliott M, Tsang V, Kocyildirim E, Sehic I, et al. Extending the Boundaries of the Primary Arterial Switch Operation in Patients With Transposition of the Great Arteries and Intact Ventricular Septum. Circulation [Internet]. 2004 Sep 14 [cited 2022 Feb 1];110(11_suppl_1). Available from: https://www.ahajournals.org/doi/10.1161/01.CIR.0000138221.68312.33
6. Lacour-Gayet F, Piot D, Zoghbi J, Serraf A, Gruber P, Mace L, et al. Surgical management and indication of left ventricular retraining in arterial switch for transposition of the great arteries with intact ventricular septumq. Thorac Surg. 2001;6.
7. Norwood WI, Dobell AR, Freed MD, Kirklin JW, Blackstone EH. Intermediate results of the arterial switch repair. J Thorac Cardiovasc Surg. 1988 Dec;96(6):854–63.
8. Ismail SR, Kabbani MS, Najm HK, Abusuliman RM, Elbarbary M. Early Outcome for the Primary Arterial Switch Operation Beyond the Age of 3 Weeks. PediatrCardiol. 2010 Jul;31(5):663–7.
9. Ota N, Sivalingam S, Pau KK, Hew CC, Dillon J, Latiff HA, et al. Primary Arterial Switch Operation for Late Referral of Transposition of the Great Arteries with Intact Ventricular Septum in the Current Era: Do We Still Need a Rapid Two-Stage Operation? World J PediatrCongenit Heart Surg. 2018 Jan;9(1):74–8.