TRẦM CẢM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆNH VIÊM KHỚP DẠNG THẤP TẠI KHOA CƠ XƯƠNG KHỚP – BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Thị Thu Hà Lê 1,2,, Tuấn Khiêm Ngô 2, Thị Thu Hà Trần 1,2, Văn Tuấn Nguyễn 1,2
1 Đại học Y Hà Nội
2 Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc Gia

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Trầm cảm là bệnh lý đi kèm thường gặp ở người bệnh viêm khớp dạng thấp, trầm cảm làm các triệu chứng viêm khớp dạng thấp nặng hơn, biến chứng xảy ra nhiều hơn, tăng tỷ lệ tử vong và tự sát trên người bệnh, từ đó gây ra gánh nặng lớn đến người bệnh, gia đình và xã hội. Có nhiều nghiên cứu về trầm cảm ở người bệnh viêm khớp dạng thấp trên thế giới, tuy nhiên tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Do đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu: “Trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở người bệnh viêm khớp dạng thấp tại Khoa Cơ xương khớp – Bệnh viện Bạch Mai” với mục tiêu: “Xác định tỉ lệ trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở người bệnh viêm khớp dạng thấp điều trị nội trú tại khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai”. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 79 người bệnh viêm khớp dạng thấp điều trị nội trú tại khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 6/2019 – 6/2020.  Kết quả: Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là nữ (83,5%), độ tuổi trung bình 60,9 ± 9,3, nơi sinh nông thôn và thành thị tương đương nhau, trình độ học vấn trung học cơ sở 40,5%. Có tới 51,9% người bệnh có trầm cảm theo thang đánh giá trầm cảm Hamilton. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về số khớp đau, số khớp sưng, nồng độ CRP, chỉ số mức độ hoạt động bệnh trên 28 khớp tính theo CRP (DAS 28 – CRP) ở nhóm người bệnh trầm cảm và không trầm cảm. Những người bệnh không thể lao động, sinh hoạt, kiếm tiền có tỉ lệ trầm cảm cao hơn những người bệnh còn duy trì khả năng lao động, sinh hoạt (p < 0,05).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Woolf A.D. and Pfleger B. (2003). Burden of major musculoskeletal conditions. Bull World Health Organ, 81(9), 646–656.
2. Ngô Quý Châu (2012), Bệnh học nội khoa, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
3. Soósová M.S., Macejová Ž., Zamboriová M., et al. (2017). Anxiety and depression in Slovak patients with rheumatoid arthritis. J Ment Health, 26(1), 21–27.
4. Fu X., Li Z.-J., Yang C.-J., et al. (2017). The prevalence of depression in rheumatoid arthritis in China: A systematic review. Oncotarget, 8(32), 53623–53630.
5. Phạm Thanh Tùng (2014). Nghiên cứu áp dụng chỉ số CDAI và SDAI trong xác định mức độ hoạt động bệnh viêm khớp dạng thấp. Trường đại học Y Hà Nội. Hà Nội.
6. Englbrecht M., Alten R., Aringer M., et al. (2019). New insights into the prevalence of depressive symptoms and depression in rheumatoid arthritis - Implications from the prospective multicenter VADERA II study. PloS One, 14(5), e0217412.
7. ElSherbiny D.A. and ElSayed Saad W. (2020). Depression in rheumatoid arthritis patients: Screening for a frequent yet underestimated comorbidity. Egypt Rheumatol, 42(2), 89–93.
8. Bagnato G., De Andres I., Sorbara S., et al. (2015). Pain threshold and intensity in rheumatic patients: correlations with the Hamilton Depression Rating scale. Clin Rheumatol, 34(3), 555–561.