ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ XUNG ĐỘT THẦN KINH VII - MẠCH MÁU VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BOTULINUM TOXIN Ở BỆNH NHÂN CO THẮT NỬA MẶT NGUYÊN PHÁT

Huệ Linh Trương 1,, Văn Liệu Nguyễn 1,2, Thị Hinh Vũ 1, Đoàn Thủy Nguyễn 1, Thu Hà Nguyễn 1, Thị Hậu Kiều 1, Ngọc Huyền Phạm 1
1 Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ xung đột thần kinh VII - mạch máu ở bệnh nhân co thắt nửa mặt nguyên phát và xác định mối liên quan của nó với mức độ nặng của bệnh và với hiệu quả điều trị bằng Botulinum toxin. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, 58 bệnh nhân co thắt nửa mặt được chụp cộng hưởng từ dây VII và được điều trị bằng tiêm Dysport® tại bệnh viện đa khoa Tâm Anh trong khoảng thời gian từ tháng 6/2021 đến tháng 5/2022. Kết quả: 58 bệnh nhân, gồm 47 nữ (81%) và 11 nam (19%), tuổi trung bình là 57,1 ± 10,0.  96,6% bệnh nhân được phát hiện thấy có xung đột thần kinh VII với mạch máu trên chuỗi xung T2-CISS. Tác nhân là động mạch tiểu não dưới chiếm tỉ lệ cao nhất (56,9%). Xung đột ở vùng REZ/TZ chiếm 63,8%. Xung đột độ I chiếm 17,3%; độ II chiếm 56,9% và độ III (xung đột kép) chiếm 22,4%. Nguy cơ co thắt mức độ nặng đến rất nặng của nhóm có xung đột kép cao gấp 11,478 lần nhóm không phải xung đột kép. Khả năng điều trị bằng Botulinum toxin đạt hiệu quả tốt của nhóm không phải xung đột kép cao gấp 6,329 lần nhóm xung đột kép. Kết luận: Chụp cộng hưởng từ dựng xung T2-CISS cần thiết được thực hiện trên tất cả bệnh nhân co thắt nửa mặt để phát hiện và đánh giá đặc điểm của xung đột thần kinh VII - mạch máu. Khả năng điều trị bằng Botulinum toxin đạt hiệu quả tốt của nhóm không phải xung đột kép cao gấp 6,329 lần nhóm xung đột kép.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bigder MG, Kaufmann AM. Failed microvascular decompression surgery for hemifacial spasm due to persistent neurovascular compression: an analysis of reoperations. J Neurosurg. Jan 2016;124(1): 90-5.
2. Jia JM, Guo H, Huo WJ, et al. Preoperative Evaluation of Patients with Hemifacial Spasm by Three-dimensional Time-of-Flight (3D-TOF) and Three-dimensional Constructive Interference in Steady State (3D-CISS) Sequence. Clin Neuroradiol. Dec 2016;26(4):431-438.
3. Iijima K, Horiguchi K, Yoshimoto Y. Microvascular decompression of the root emerging zone for hemifacial spasm: evaluation by fusion magnetic resonance imaging and technical considerations. Acta Neurochirurgica. 2013;155(5):855-862.
4. Kenney C, Jankovic J. Botulinum toxin in the treatment of blepharospasm and hemifacial spasm. Journal of Neural Transmission. 2008;115(4):585-591.
5. Lefaucheur JP, Ben Daamer N, Sangla S, Le Guerinel C. Diagnosis of primary hemifacial spasm. Neurochirurgie. May 2018;64(2):82-86.
6. Son BC, Ko HC, Choi JG. Hemifacial Spasm Caused by Vascular Compression in the Cisternal Portion of the Facial Nerve: Report of Two Cases with Review of the Literature. Case Rep Neurol Med. 2019; 2019: 8526157.
7. Soulayrol S, Caperan A, Penot-Ragon C, Beaulieu JP, Gastaut JL. Treatments by local injections of botulinum toxin in neurology. Indications and results. Presse Med. Jun 5 1993;22(20):957-63.
8. Tunc T, Cavdar L, Karadag YS, Okuyucu E, Coskun O, Inan LE. Differences in improvement between patients with idiopathic versus neurovascular hemifacial spasm after botulinum toxin treatment. J Clin Neurosci. Mar 2018; 15(3):253-6.