SỐC TIM DO HẠ CANXI MÁU NẶNG Ở TRẺ BÚ MẸ

Trọng Thành Nguyễn 1, Chí Dũng Vũ 1,
1 Bệnh viện Nhi Trung Ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Hạ canxi máu nặng là một tình trạng cấp cứu có thể gây rối loạn nhịp tim, giảm sức co bóp cơ tim và có thể dẫn đến sốc tim, thậm chí tử vong ở trẻ em. Do đó, trên lâm sàng hạ canxi máu nặng là tình trạng cần được phát hiện và xử trí kịp thời. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm hóa sinh, thăm dò chức năng tim và xử trí đối với bệnh nhân sốc tim do hạ canxi máu nặng. Đối tượng: 3 bệnh nhân được chẩn đoán hạ canxi máu nặng có biểu hiện rối loạn chức năng co bóp cơ tim trên lâm sàng tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Phương pháp: Nghiên cứu một loạt ca bệnh bao gồm triệu chứng lâm sàng, tiền sử, chức năng tim mạch và kết quả điều trị. Kết quả: 2 trong số 3 trường hợp biểu hiện sốc tim trên lâm sàng. 3 trường hợp trẻ đều có tình trạng suy giảm chức năng tâm thu thất trái, 2/3 trường hợp có rối loạn điện tâm đồ với khoảng QT kéo dài. Xét nghiệm hóa sinh cho thấy cả 3 trẻ có tình trạng hạ canxi máu nặng và thiếu Vitamin D. Kết luận: Trong cả 3 trường hợp, hạ canxi máu là nguyên nhân duy nhất tìm thấy có liên quan đến rối loạn chức năng tim mạch. Điều trị bằng truyền canxi tĩnh mạch, bổ sung Vitamin D, caltriol và canxi giúp hồi phục hoàn toàn chức năng cơ tim.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Elidrissy A.T.H., Munawarah M., Alharbi K.M. (2013). Hypocalcemic rachitic cardiomyopathy in infants. Journal of the Saudi Heart Association, 25(1), 25–33.
2. Gupta P., Tomar M., Radhakrishnan S. et al. (2011). Hypocalcemic cardiomyopathy presenting as cardiogenic shock. Ann Pediatr Cardiol, 4(2), 152–155.
3. Munns C.F., Shaw N., Kiely M. et al. (2016). Global consensus recommendations on prevention and management of nutritional rickets. J Clin Endocrinol Metab, 101(2), 394–415.
4. Duval M., Bach-Ngohou K., Masson D. et al. (2018). Is severe hypocalcemia immediately life threatening?. Endocr Connect, 7(10), 1067–1074.
5. Gulati S., Bajpai A., Juneja R. et al. (2001). Hypocalcemic heart failure masquerading as dilated cardiomyopathy. Indian J Pediatr, 68(3), 287-90.
6. Maiya S., Sullivan I., Allgrove J. et al. (2008). Hypocalcaemia and vitamin D deficiency: an important, but preventable, cause of life-threatening infant heart failure. Heart, 94(5), 581–584.
7. Altunbaş H., Balci M.K., Yazicioğlu G., et al. (2003). Hypocalcemic cardiomyopathy due to untreated hypoparathyroidism. Horm Res, 59(4), 201-204.
8. Hollis B.W., Wagner C.L. (2004). Assessment of dietary vitamin D requirements during pregnancy and lactation. Am J Clin Nutr, 79, 717–726.
9. Tomar M., Radhakrishnan S., Shrivastava S. (2010). Myocardial dysfunction due to hypocalcemia. Indian Pediatr, 47(9), 781–783.