KÍCH ĐỘNG TRONG RỐI LOẠN CẢM XÚC LƯỠNG CỰC HIỆN TẠI GIAI ĐOẠN HƯNG CẢM: NGHIÊN CỨU CẮT NGANG TẠI VIỆN SỨC KHOẺ TÂM THẦN QUỐC GIA

Thị Hoài Thương Nguyễn 1, Văn Tuấn Nguyễn 1,2, Thị Thu Hà Lê 1,2,, Xuân Thắng Phạm1
1 Đại học Y Hà Nội
2 Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc Gia

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Kích động là một trạng thái phổ biến trong tâm thần học, bao gồm cả ở rối loạn cảm xúc lưỡng cực và cần được đánh giá đầy đủ và có biện pháp quản lý thích hợp. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu chùm ca bệnh trên 57 người bệnh được chẩn đoán rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn hưng cảm điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia- Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian từ tháng 10/2019 đến tháng 07/2020 với mục tiêu mô tả đặc điểm lâm sàng kích động và nhận xét tiến triển điều trị. Kết quả: tỷ lệ kích động gặp ở 68,4% người bệnh lúc vào viện, triệu chứng hay gặp nhất là nóng tính và căng thẳng, tương ứng 68,4% và 64,9% trường hợp; triệu chứng gây hấn, chửi bới và la hét ít gặp nhất (26,3%). Điểm trung bình ASS và OAS lúc vào viện tương ứng là 17,21 ± 14,20 và 1,86 ± 2,67 đều giảm có ý nghĩa thống kê sau điều trị. Kết luận: Tỷ lệ kích động trên người bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn hưng cảm là tương đối cao, chủ yếu biểu hiện ở mức độ nhẹ, cần phát hiện sớm để có thái độ xử trí phù hợp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phillips M.L. và Kupfer D.J. (2013). Bipolar disorder diagnosis: challenges and future directions. Lancet, 381(9878), 1663–1671.
2. Merikangas K.R., Akiskal H.S., Angst J., et al (2007). Lifetime and 12-month prevalence of bipolar spectrum disorder in the National Comorbidity Survey replication. Arch Gen Psychiatry, 64(5), 543–552.
3. He H., Hu C., Ren Z., et al (2020). Trends in the incidence and DALYs of bipolar disorder at global, regional, and national levels: Results from the global burden of Disease Study 2017. Journal of Psychiatric Research, 125, 96–105.
4. American Psychiatric Association (2013), Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Fifth Edition (DSM-5), American Psychiatric Publishing, Washington DC.
5. Blanthorn-Hazell S., Gracia A., Roberts J., et al (2018). A survey of caregiver burden in those providing informal care for patients with schizophrenia or bipolar disorder with agitation: results from a European study. Ann Gen Psychiatry, 17, 8–8.
6. Sachs GS (2006). A Review of Agitation in Mental Illness: Burden of Illness and Underlying Pathology. J Clin Psychiatry, 67(10), 5–12.
7. Maj, M., Pirozzi, R., Magliano, L., et al (2003). Agitated depression in bipolar I disorder: prevalence, phenomenology, and outcome. The American journal of psychiatry, 160(12), 2134–2140.
8. Spitzer R.L., Endicott J., Robins E. (1978). Research Diagnostic Criteria: Rationale and Reliability. Archives of General Psychiatry, 35(6), 773–782.
9. Serretti, A., & Olgiati, P. (2005). Profiles of “manic” symptoms in bipolar I, bipolar II and major depressive disorders. Journal of affective disorders, 84(2-3), 159–166.
10. Roberts J., Gracia Canales A., Blanthorn-Hazell S., et al (2018). Characterizing the experience of agitation in patients with bipolar disorder and schizophrenia. BMC Psychiatry, 18(1), 104–104.