LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ ĐIỀU TRỊ BẰNG CYCLOPHOSPHAMID

Đăng Minh Trí Bùi 1,, Minh Sang Trần 2
1 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
2 Bệnh viện Thành phố Thủ Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư vú được điều trị bằng Cyclophosphamid. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu thuần tập tiến cứu mô tả, theo dõi dọc trên 68 bệnh nhân ung thư vú tại Bệnh viện Thành phố Thủ Đức được điều trị bằng phác đồ có Cyclophosphamid từ 4 -6 chu kỳ. Kết quả: Tự khám thấy khối u là triệu chứng cơ năng phổ biến nhất với 67,65%. Vị trí u thường gặp ở nhóm bệnh nhân là 1/4 trên ngoài (54,41%). Tỷ lệ bệnh nhân có hạch nách là 47,06% (32 trường hợp). Có 4 bệnh nhân (5,88%) có triệu chứng di căn cơ quan trên lâm sàng. Kích thước trung bình của các khối u là 2,47 ± 0,89 cm. Các đặc điểm của tổn thương trên siêu âm chủ yếu là: khu trú (83,82%), ranh giới không rõ (77,94%), giảm âm (97,06%), cấu trúc đặc (97,06%) và xâm lấn xung quanh (77,94%) chủ yếu là dạng xâm lấn mô vú xung quanh chiếm 45,59%. Đặc điểm tổn thương chủ yếu trên X quang chụp hình vú là tổn thương khu trú (82,35%), bờ không rõ (80,88%), có nốt vôi hoá (67,65%) và tăng đậm độ (83,82%). UTBM ống xâm nhập chiếm đa số (72,06%). Tỷ lệ bệnh nhân có thụ thể nội tiết âm tính (cả ER và PR đều âm tính) cao, chiếm 72.05%. Kết luận: Chủ yếu bệnh nhân tự khám thấy khối u, thường gặp ở vị trí 1/4 trên ngoài. Hạch nách chiếm tỷ lệ cao, đặc điểm của tổn thương trên siêu âm chủ yếu là: khu trú, ranh giới không rõ, giảm âm, cấu trúc đặc và xâm lấn xung quanh. Đặc điểm tổn thương chủ yếu trên X quang chụp hình vú là tổn thương khu trú, bờ không rõ, có nốt vôi hoá và tăng đậm độ. UTBM ống xâm nhập chiếm đa số. Tỷ lệ bệnh nhân có thụ thể nội tiết âm tính cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. WHO (2021). Breast cancer now most common form of cancer: WHO taking action.
2. Rijo John, Hana Ross (2010). The global economic cost of cancer. Atlanta, GA: American Cancer Society and LIVESTRONG.
3. Đặng Công Thuận (2012). Nghiên cứu các đặc điểm chẩn đoán hình ảnh, giải phẫu bệnh và tình trạng thụ thể nội tiết bệnh ung thư vú tại bệnh viện trường đại học y dược huế. Tạp chí phụ sản, 10(3): 250-257.
4. Phùng Thị Huyền (2016), Đánh giá kết quả hóa trị bổ trợ phác đồ 4AC+4T kết hợp trastuzumab trên bệnh nhân ung thư vú giai đoạn II, III có Her 2 neu dương tính, Luận án tiến sỹ y học, Đại học y Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Mai Lan (2020), Nghiên cứu tỉ lệ mắc mới ung thư vú ở phụ nữ hà nội giai đoạn 2014 – 2016, Luận án tiến sỹ, Đại Học Y Hà Nội.
6. Donnelly. T.T. et al. (2013). Arab women's breast cancer screening practices: a literature review. Asian Pac J Cancer Prev, 14(8): 4519-28.