KHẢO SÁT TỔN THƯƠNG DẠNG POLIP Ở ĐẠI TRỰC TRÀNG BẰNG NỘI SOI VÀ MÔ BỆNH HỌC TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

Thị Yến Nhi Tăng 1,, Thị Thúy Duy Nguyễn 1
1 Trường Đại học Trà Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Việc chẩn đoán, phát hiện và theo dõi bệnh nhân có polip đại trực tràng  (ĐTT) ngày càng có hiệu quả nhờ vào sự phát triển của kỹ thuật nội soi ống mềm. Qua nội soi cho phép quan sát trực tiếp mặt trong ĐTT, từ đó xác định hình thái, kích thước, vị trí, số lượng, tổn thương kèm theo,… của polip ĐTT, đồng thời có thể thực hiện thủ thuật cắt polip và sinh thiết để làm mô bệnh học. Phần lớn polip ĐTT là lành tính tuy nhiên có một số ít polip có thể triển thành ung thư, đặc biệt là polip tuyến. Do đó vai trò của cận lâm sàng và mô bệnh học trong việc phát hiện, điều trị sớm polip ĐTT  nhằm ngăn chặn tiến triển thành ung thư là rất quan trọng và cần thiết. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ các loại polip đại trực tràng bằng nội soi và giải phẫu bệnh lý của tổn thương dạng polip đại trực tràng tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 80 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chẩn đoán, có  kết quả nội soi và mô bệnh học là polip ĐTT tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Kết quả: Qua nội soi ghi nhận 67,2% bệnh nhân có polip ĐTT không cuống, vị trí thường gặp nhất là đại tràng sigma (38,1%). Trong số 80 bệnh nhân phát hiện có 53  bệnh nhân có polip đơn độc (66,3%), 27 bệnh nhân có đa polip (33,7%). Kích thước polip < 10 mm chiếm nhiều nhất (83,6%). Về bề mặt polip của nhóm nghiên cứu, tỉ lệ polip có bề mặt trơn láng 78,4%; polip có bề mặt phù nề sung huyết 15,7%; polip có bề mặt sần sùi 5,9%. Xét về mô bệnh học có 60% nhóm polip không tân sinh, 40% polip tân sinh. Có 9/80 bênh nhân có polip nghịch sản, chiếm 11,3%.  Kết luận: Kết quả nghiên cứu ghi nhận, trong số 80 bệnh nhân có polip vị trí thường gặp nhất là đại tràng sigma chiếm 38,1%, trực tràng 25,4%. Polip tân sinh 40% trong đó polip u tuyến ống chiếm 81,3%, polip u tuyến ống nhánh 6,3%, polip u tuyến nhánh 3,1%, polip ung thư hóa 9,3%.Theo mức độ nghịch sản, 100% bệnh nhân có nghịch sản ở nhóm polip tân sinh đã đặt ra vấn đề cấp bách cho việc khám sức khỏe định kỳ những người từ 40 tuổi trở lên, đặc biệt những trường hợp tiêu ra máu, đau bụng kéo dài để phát hiện và điều trị sớm polip đại trực tràng tránh nguy cơ diễn tiến thành ung thư.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ngô Quốc Anh & Ngô Quý Châu (2012), " Polyp đại tràng và một số hội chứng polip thường gặp", Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa, tr 538 -541.
2. Nguyễn Quốc Bảo (2016), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng , nội soi và kết quả điều trị của bệnh lý polyp đại trực tràng tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2015 - 2016, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
3. Nguyễn Thị Chín & Nguyễn Hoàng Quân (2013), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học của bệnh polyp đại trực tràng tại Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng, Y học thực hành, 899(12), tr 31-37.
4. Tống Văn Lược (2002), Nghiên cứu kết quả cắt polyp đại tràng qua nội soi bằng điện nhiệt theo hình ảnh nội soi và mô bệnh học, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
5. Dư Huỳnh Hồng Phong (2015), Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, mô bệnh học và kết quả điều trị cắt polyp đại tràng qua nội soi tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Luận văn chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
6. Ates, O., Sivri, B. & Kilickap, S. (2017), Evaluation of risk factors for the recurrence of colorectal polyps and colorectal cancer, Turk J Med Sci, 47(5), pp. 1370-1376.
7. Bas, B., Dinc, B., Oymaci, E., Mayir, B. & Gunduz, U. R. (2015), What are the Endoscopic and Pathological Characteristics of Colorectal Polyps?, Asian Pac J Cancer Prev, 16(13), pp. 5163-5167.
8. Iravani, S., Kashfi, S. M., Azimzadeh, P. & Lashkari, M. H. (2014), Prevalence and characteristics of colorectal polyps in symptomatic and asymptomatic Iranian patients undergoing colonoscopy from 2009-2013, Asian Pac J Cancer Prev, 15(22), pp. 9933-9937.
9. Nam, Y. J., Kim, K. O., Park, C. S., Lee, S. H. & Jang, B. I. (2017), Clinicopathological features of colorectal polyps in 2002 and 2012, Korean J Intern Med.
10. Silva, S. M., Rosa, V. F., Santos, A. C., Almeida, R. M., Oliveira, P. G. & Sousa, J. B. (2014), Influence of patient age and colorectal polyp size on histopathology findings, Arq Bras Cir Dig, 27(2), pp. 109-113.