GIÁ TRỊ CỦA CÁC CHUYỂN ĐẠO ĐIỆN TÂM ĐỒ CẢI TIẾN TRONG PHÂN BIỆT VỊ TRÍ KHỞI PHÁT NGOẠI TÂM THU THẤT TỪ ĐƯỜNG RA THẤT PHẢI VÀ ĐƯỜNG RA THẤT TRÁI

Văn Hoàng Đặng 1,, Ngọc Cầm Trần 2,3, Việt Dũng Nguyễn 2,3, Hoàng Long Viên 2,3, Trần Linh Phạm 2,3, Lân Hiếu Nguyễn 1
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Viện Tim Mạch Việt Nam, Bệnh viện Mạch Mai
3 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Các rối loạn nhịp thất trên người không có bệnh tim thực tổn, hay còn được gọi là các rối loạn nhịp thất vô căn (idiopathic ventricular arrhythmias), đa phần đều khởi phát từ đường ra tâm thất. Phân biệt ngoại tâm thu thất từ đường ra thất phải (ĐRTP) và đường ra thất trái (ĐRTT) còn nhiều khó khăn, đặc biệt là ngoại tâm thu thất (NTTT) có dạng block nhánh trái với chuyển tiếp tại V3. Mục tiêu nghiên cứu chúng tôi là:Xác định giá trị của các chuyển đạo điện tâm đồ cải tiến trong chẩn đoán phân biệt vị trí khởi phát ngoại tâm thu thất từ đường ra thất phải và đường ra thất trái. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang 70 bệnh nhân ngoại tâm thu thất không có bệnh tim thực tổn và có chỉ định thăm dò điện sinh lý và điều trị RF. Kết quả nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu 70 bệnh nhân có ngoại tâm thu thất khởi phát từ đường ra tâm thất được thăm dò điện sinh lý và triệt đốt RF thành công ở đường ra thất phải (ĐRTP: n=47) và đường ra thất trái (ĐRTT; n=23). Về giá trị chẩn đoán phân biệt vị trí ngoại tâm thu thất, chỉ số biên độ sóng R, chỉ số biên độ sóng S, chỉ số tỷ số biên độ R/S, chỉ số RWDI có giá trị chẩn đoán phân biệt NTTT khởi phát từ đường ra tâm thất trong nhóm nghiên cứu. Trong đó chỉ số RWDI là chỉ số có giá trị chẩn đoán cao nhất ở nhóm nghiên cứu chung và nhóm NTTT chuyển tiếp tại V3. Với giá trị chỉ số RWDI ≤40 ms có độ nhạy 95,7%, độ đặc hiệu 95,7% và diện tích dưới đường cong AUC là 0,96 (95% KTC 0,91-1,00) trong chẩn đoán NTTT từ ĐRTP trong nhóm nghiên cứu. Khi so sánh chỉ số RWDI với một số tiêu chuẩn trước đó của điện tâm đồ tiêu chuẩn ở nhóm bệnh nhân chung và nhóm chuyển tiếp tại V3, chỉ số RWDI cho kết quả cao nhất về giá trị dưới đường cong cùng với độ nhạy và độ đặc hiệu cao.  Kết luận: Các tiêu chuẩn chẩn đoán mới của các chuyển đạo điện tâm đồ cải tiến có giá trị chẩn đoán phân biệt NTTT từ đường ra tâm thất.Trong đó chỉ số RWDI là chỉ số có giá trị nhất trong chẩn đoán phân biệt và hữu dụng trong thực hành lâm sàng bác sỹ nhịp học.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hiss R.G. và Lamb L.E. (1962). Electrocardiographic findings in 122,043 individuals. Circulation, 25, 947–961.
2. Lerman B.B. (2015). Outflow tract ventricular arrhythmias: An update. Trends Cardiovasc Med, 25(6), 550–558.
3. Anderson R.D., Kumar S., Parameswaran R. và cộng sự. (2019). Differentiating Right- and Left-Sided Outflow Tract Ventricular Arrhythmias: Classical ECG Signatures and Prediction Algorithms. Circ Arrhythm Electrophysiol, 12(6), e007392.
4. Yoshida N., Yamada T., McElderry H.T. và cộng sự. (2014). A novel electrocardiographic criterion for differentiating a left from right ventricular outflow tract tachycardia origin: the V2S/V3R index. J Cardiovasc Electrophysiol, 25(7), 747–753.
5. Miyamoto K., Yokokawa M., Tanaka K. và cộng sự. (2007). Diagnostic and prognostic value of a type 1 Brugada electrocardiogram at higher (third or second) V1 to V2 recording in men with Brugada syndrome. Am J Cardiol, 99(1), 53–57.
6. Anderson R.D., Kumar S., Binny S. và cộng sự. (2020). Modified Precordial Lead R-Wave Deflection Interval Predicts Left- and Right-Sided Idiopathic Outflow Tract Ventricular Arrhythmias. JACC Clin Electrophysiol, 6(11), 1405–1419.
7. Phan Đình Phong (2014). Nghiên cứu điện sinh lý học tim của rối loạn nhịp thất khởi phát từ xoang Valsava và kết quả triệt đốt bằng năng lượng sóng có tần số Radio. Tạp Chí Tim Mạch Học Việt Nam.
8. Ouyang F., Fotuhi P., Ho S.Y. và cộng sự. (2002). Repetitive monomorphic ventricular tachycardia originating from the aortic sinus cusp: electrocardiographic characterization for guiding catheter ablation. J Am Coll Cardiol, 39(3), 500–508.
9. Celikyurt U., Agir A., Karauzum I. và cộng sự. (2018). Predicting value of coupling interval variability in determining the origin of ventricular premature contractions with V3 transition. J Interv Card Electrophysiol Int J Arrhythm Pacing, 53(2), 169–174.