KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT BẮC CẦU ĐỘNG MẠCH VÀNH KHÔNG DÙNG TUẦN HOÀN NGOÀI CƠ THỂ TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY

Thành Luân Nguyễn 1,, Quyết Tiến Trần 1
1 Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trước và trong phẫu thuật, các kết quả hậu phẫu, biến chứng chung và tử vong sớm trong viện. Phương pháp: Hồi cứu, mô tả loạt ca không đối chứng. Kết quả: 141 trường hợp trong nghiên cứu có tuổi trung bình là 59,8 ±8,3 tuổi, 83% <70 tuổi, Nam chiếm 81,6%, Bệnh nội khoa và yếu tố nguy cơ thường gặp là tăng huyết áp 79,4%, rối loạn lipid máu 39%, đái tháo đường 29,1%, có giảm chức năng thận trước mổ 49,6%. Chức năng thất trái: phân suất tống máu 53,2 ±12,4%, đường kính cuối tâm trương thất trái 53,2 ± 7,4mm. Tổn thương cả 3 nhánh động mạch vành là 93,6%, thân chung 44,1%. Thời gian phẫu thuật trung bình là 5,3 giờ, ngắn nhất là 3 giờ, dài nhất là 8 giờ. Số lượng cầu nối: 3,2 ± 0,5 cầu nối. Có 99,3% dùng động mạch vú trong trái, 63,1% dùng động mạch vú trong phải,60,3% dùng động mạch vị mạc nối phải, 46,8% dùng tĩnh mạch hiển. 53,2% bệnh nhân dùng cầu nối toàn động mạch. Thời gian thở máy, thời gian nằm hồi sức, thời gian nằm viện sau mổ trung bình là 21,5 giờ (thở máy kéo dài 20,7%); 63 giờ và 10,5 ngày. Vận mạch sau mổ chủ yếu 1 vận mạch và không vận mạch. Tỷ lệ tử vong sau phẫu thuật là 2,8%. Kết luận: Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành không dùng tuần hoàn ngoài cơ thể tại BV Chợ Rẫy bước đầu cho thấy an toàn và hiệu quả, tỷ lệ tử vong chấp nhận được so với các nghiên cứu thế giới. Bên cạnh đó chúng tôi thấy rằng PTBCDMV không THNCT là kỹ thuật đòi hỏi phẫu thuật viên có kinh nghiệm và đường cong huấn luyện đóng vai trò rất quan trọng. Tương lai bệnh nhân mạch vành nguy cơ cao sẽ ngày càng tăng, PTBCDMV không THNCT sẽ là phương pháp được lựa chọn nhiều và phậu thuật viên trẻ cần được tiếp cận, đào tạo kỹ thuật này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. David P. Taggart, Mario F. Gaudino, Stephen Gerry, Alastair Gray, Belinda Lees, Lokeswara R. Sajja, Vipin Zamvar, Marcus Flather, Umberto Benedetto, 2020. Ten-year outcomes after off-pump versus on-pump coronary artery bypass grafting: Insights from the Arterial Revascularization Trial, The Journal of Thoracic and Cardiovascular Surgery, ISSN 0022-5223, https://doi.org/10.1016/j.jtcvs.2020.02.035.
2. Kobayashi J 79, Sasako Y, Bando K, Niwaya K, et al, (2002), "Multiple off-pump coronary revascularization with "aorta no-touch" technique using composite and sequential methods", The heart surgery forum, 5 pp. 114-118.
3. Kowalewski M, Pawliszak W, Malvindi PG, et al. Off-pump coronary artery bypass grafting improves short-term outcomes in high-risk patients compared with on-pump coronary artery bypass grafting: meta-analysis. J Thorac Cardiovasc Surg 2016; 151: 60-77.e1-58.
4. Lamy A, Devereaux PJ, Prabhakaran D, et al. Offpump or on-pump coronary-artery bypass grafting at 30 days. N Engl J Med 2012; 366: 1489-97.
5. Marczin, Nandor, AND Raja, Shahzad G.. "Off-pump coronary artery bypass grafting" AME Medical Journal [Online], Volume 5(24 March 2020)
6. Osawa H 89, Inaba H, Kinoshita O, Akashi O, et al, (2011), "Off-pump coronary artery bypass grafting with an aortic nonclamping technique may reduce the incidence of cerebral complications", General Thoracic and Cardiovascular Surgery, 59 (10), pp. 681.
7. Puskas JD, Mack MJ, Smith CR. On-pump versus offpump CABG. N Engl J Med 2010; 362, 851; author reply 853-4.
8. Shroyer AL, Grover FL, Hattler B, et al. On-pump versus off-pump coronary-artery bypass surgery. N Engl J Med 2009; 361: 1827-37.
9. Wijeysundera DN, Beattie WS, Djaiani G, et al. Off pump coronary artery surgery for reducing mortality and morbidity: meta-analysis of randomized and observational studies. J Am Coll Cardiol 2005; 46: 872-82. 21) Puskas JD, Thourani VH, Kilgo P, et al. Off-pump coronary artery bypass disproportionately benefits highrisk patients. Ann Thorac Surg 2009; 88: 1142-7.