ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DI CĂN HẠCH CỔ VÀ MỐI TƯƠNG QUAN TỚI ĐẶC ĐIỂM BỆNH HỌC UNG THƯ KHOANG MIỆNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá tình trạng di căn hạch cổ và mối tương quan tới đặc điểm bệnh học ung thư khoang miệng. Phương pháp nghiên cứu: Gồm 158 BN chẩn đoán ung thư khoang miệng giai đoạn cT1-4N0-2M0 điều trị tại bệnh viện K từ 2017 - 2019. Kết quả: Tuổi trung bình là 56,1 ± 10,1 (25 - 83). Nam chiếm đa số (73,4%). Tỷ lệ di căn hạch sau mổ là 32,9%, trong đó di căn hạch tiềm ẩn là 21,5%. Không có mối tương quan giữa tình trạng di căn hạch với tuổi và giới (p>0,05). Tình trạng di căn hạch có mối tương quan chặt chẽ với kích thước u (p < 0,001, CI 95% 2,3-9,5), độ xâm lấn sâu (p<0,001; CI 95% 2,7 – 14,9) và giai đoạn T sau mổ (p<0,001). Kết luận: Tình trạng di căn hạch cổ có mối tương quan chặt chẽ với kích thước u, độ xâm lấn sâu và giai đoạn T sau mổ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ung thư khoang miệng, di căn hạch cổ
Tài liệu tham khảo
2. Ngô Xuân Quý (2019). Nghiên cứu kết quả hóa trị bổ trợ trước phác đồ TC và tỷ lệ bộc lộ một số dấu ấn liên quan đến ung thư lưỡi giai đoạn III- IV (M0), Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
3. Zanoni DK, Montero PH, Migliacci JC, et al (2019). Survival outcomes after treatment of cancer of the oral cavity (1985-2015). Oral Oncol, 2019. 90: 115-121
4. Nguyễn Đức Lợi (2002), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố tiên lượng bệnh ung thư lưỡi điều trị tại bệnh viện K, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
5. Nguyễn Đức Huân (2012), Đánh giá tình trạng di căn hạch cổ trong ung thư lưỡi giai đoạn sớm tại bệnh viện K năm 2012, tạp chí Y học Việt Nam, số 1.
6. Vũ Trung Chính (2014), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và tình trạng di căn hạch cổ trong ung thư lưỡi di động giai đoạn sớm (T1,T2) tại Bệnh viện K, Trường Đại học y Hà Nội, Hà Nội.
7. Cho Jung-Hae, Lee Youn-Soo, Sun Dong-Il và cộng sự (2016). Prognostic impact of lymph node micrometastasis in oral and oropharyngeal squamous cell carcinomas. Head & Neck, 38 (S1), E1777-E1782.
8. André Fernandes d'Alessandro, Fábio Roberto Pinto, Chin Shien Lin và cộng sự (2015). Oral cavity squamous cell carcinoma: factors related to occult lymph node metastasis. Brazilian Journal of Otorhinolaryngology, 81, 248-254.
9. Neena Chaudhary, Rajeev Verma, Usha Agarwal và cộng sự (2017). Incidence of occult metastasis in clinically N0 oral tongue squamous cell carcinoma and its association with tumor staging, thickness, and differentiation. Journal of Head & Neck Physicians and Surgeons, 5 (2), 75-78.