ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THUẬN LỢI CỦA PHẪU THUẬT RĂNG KHÔN BẰNG PHƯƠNG PHÁP AN THẦN ĐÍCH PROPOFOL (TCI)

Đức Hạnh Mai1,, Quang Bình Nguyễn2, Doãn Tú Vũ2, Đắc Tiệp Trần1, Tịnh Lê1, Trung Kiên Nguyễn1
1 Bệnh viện Quân y 103
2 Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá mức độ thuận lợi của phẫu thuật răng khôn bằng phương pháp target controlled infusion (TCI) propofol. Đối tượng và Phương pháp: thử nghiệm lâm sàng, ngẫu nhiên có đối chứng. Tiến hành trên 60 bệnh nhân nhổ răng khôn, tuổi 16 - 50, ASA I, II. Nhóm 1 (n = 30): Gây mê toàn thân để tiến hành phẫu thuật  tại khoa Gây mê, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội. Nhóm 2 (n = 30): Sử dụng nồng độ propofol an thần theo đích tại não (Ce) bằng propofol 10%. Phương pháp đánh giá: đặc điểm chung, mức độ khó phẫu thuật răng khôn hàm dưới theo pedersen, thời gian phẫu thuật, mức độ cử động của bệnh nhân theo Ellis, mức độ an thần OAA/S, tổng liều lidocain, mức độ hài lòng của phẫu thuật viên theo VAS. Kết quả: Nhóm 2 có tuổi trung bình là 27,17 ±  9,27 năm tương đương nhóm 1 là 27,33±8,62 năm (p>0,05); cân nặng trung bình nhóm 2 là 56,67 ± 10,37 kg tương đương nhóm 1 là 55,46 ± 10,15kg (p>0,05); tổng liều thuốc tê lidocain là 205.9 ± 24.95mg tương đương nhóm 1 là 191.1 ± 31.14mg (p>0,05). Nhóm 2 có tổng liều propofol trung bình là 107.27 ± 13.86 mg  thấp hơn nhóm 1 có tổng liều propofol trung bình là 278.5 ± 73.31 (p<0,05), mức an thần nhóm 1 cho phép phẫu thuật (5> OAA/S ≥ 3),2 nhóm có mức độ khó của răng như nhau thời gian phẫu thuật của 2 nhóm tương đương nhau(p>0,05), Số bệnh nhân cử động khác nhau không có ý nghĩa (p>0,05), Mức độ rất hài lòng của PTV ở nhóm 2 cao hơn nhóm 1 (p<0,05). Kết luận: sử dụng phương pháp an thần đích propofol trong phẫu thuật răng khôn cho hiệu quả an thần tốt, tạo thuận lợi cho phẫu thuật viên.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sơn, Đ.T (2000), "Nhận xét về lực cản và các biện pháp giải quyết trong phẫu thuật răng khôn hàm dưới khó, in Học viện Quân Y. 2000.
2. Hưng, M.Đ (1996), Bảng chỉ số khó nhổ răng khôn hàm dưới lệch chìm. Tập san Răng Hàm Mặt, 1996: p. 23-25.
3. Bình, N.Q (2012), "Nghiên cứu phương pháp an thần bằng propofol do bệnh nhân tự điều khiển trong phẫu thuật răng", Khoa Gây mê - Hồi sức. 2012. Viện Trung ương Quân đội 108. p. 20 - 26.
4. Bình, N.Q (2018), "Nghiên cứu phương pháp an thần theo nồng độ đích bằng propofol trong phẫu thuật lấy nẹp vít xương vùng hàm mặt". Khoa gây mê-hồi sức viện răng hàm mặt Trung ương. 2018: Hà Nội. p. 10.
5. Quý, N.T. and N.Q. Kính (2015). "Đánh giá hiệu quả vô cảm và tính an toàn của gây mê propofol kiểm soát nồng độ đích cho nội soi tán sỏi niệu quản ngược dòng ở bệnh nhân ngoại trú". Viện nghiên cứu khoa học Y dược lâm sàng 108. 2015: Hà Nội. p. 66.