ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG BỆNH VIÊM LỢI DO CAO RĂNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA PHƯƠNG PHÁP LẤY CAO RĂNG BẰNG SIÊU ÂM TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH

Thị Cẩm Tú Nguyễn 1,, Thị Bích Nguyệt Nguyễn 1
1 Trường Đại học Y khoa Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bệnh viêm lợi hay viêm nướu là một bệnh lý vể răng miệng rất phổ biến. Bệnh viêm lợi nếu không được điều trị có thể tiến triển thành bệnh nha chu, một nguyên nhân phổ biến gây mất răng.  Mục tiêu: Đánh giá tình trạng bệnh viêm lợi do cao răng và kết quả điều trị viêm lợi của phương pháp lấy cao răng bằng siêu âm tại Bệnh viện Trường Đại học Y khoa Vinh. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang và nghiên cứu can thiệp. Kết quả: Tỷ lệ mắc viêm lợi do cao răng đơn thuần là 81% trong số 100 đối tượng nghiên cứu, loại viêm lợi nhẹ gặp phổ biến nhất (52%). Mức độ cặn bám DI-S tăng, mức độ cao răng CI-S tăng thì mức độ viêm lợi tăng (p<0,05). Giá trị chỉ số vệ sinh miệng đơn giản OHI-S càng cao (tương đương mức độ vệ sinh miệng càng kém) thì mức độ viêm lợi càng tăng. Phương pháp lấy cao răng bằng siêu âm là phương pháp điều trị viêm lợi rất hiệu quả: sau 4 tuần điều trị, có 18 bệnh nhân khỏi bệnh viêm lợi do cao răng đơn thuần (chiếm 22,2%); tỷ lệ viêm lợi nặng và viêm lợi trung bình đều giảm. Kết luận: Tỷ lệ mắc viêm lợi do cao răng hiện ở mức cao. Phương pháp lấy cao răng bằng siêu âm cho hiệu quả tốt trong điều trị viêm lợi. Cần tăng cường phổ biến kiến thức chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cho nhân dân và thực hiện lấy cao răng định kỳ để điều trị bệnh viêm lợi và dự phòng các bệnh lý răng miệng khác.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trương Mạnh Dũng, Ngô Đồng Khanh (2013). Các chỉ số đo lường sức khỏe răng miệng. Nha khoa cộng đồng. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 107-126
2. Nguyễn Hoàng Kim Ngân (2015). Đặc điểm lâm sàng viêm lợi và hiệu quả điều trị viêm lợi mảng bám đơn thuần có sử dụng nước súc miệng chlohexidine ở sinh viên trường Đại học Y Hà Nội. Khóa luận tốt nghiệp bác sỹ răng hàm mặt. Trường Đại học Y Hà Nội năm 2015.
3. Maha El Tantawi, Adel AlAgl(2018)Association Between Gingivitis Severity and Lifestyle Habits in Young Saudi Arabian Males 2018. East Mediterr Health J. , 24 (6), 504-511
4. Cao Ngọc Quyên (2013). Nhận xét tình trạng bệnh sâu răng, viêm lợi và mối liên quan với hành vi hút thuốc lá của sinh viên trường trung cấp nghề công nghệ ô tô Triều Khúc, Thanh Xuân, Hà Nội năm 2012. Khóa luận tốt nghiệp bác sỹ răng hàm mặt. Trường Đại học Y Hà Nội.27-29
5. Paola Carvaja, Mariel Gosmez (2014). Prevalence, severity, and risk indicators of gingival inflammation in a multi-center study on South American adults: a cross sectional study. Journa of Applied Oral Science. Volume 24 (no. 5) 10.2016
6. Majdy Idress (2013). Prevalence and severity of plaque-induced gingivitis in a Saudi adult population. Saudi Medical Journal 35(11): 1373-7
7. Tạ Quốc Đại (2011). Đánh giá hiệu quả kiểm soát mảng bám răng trong dự phòng sâu răng, viêm lợi ở học sinh 12 tuổi một số trường ngoại thành Hà Nội năm 2009. Luận văn Tiến sỹ Y học, Viện Vệ sinh dịch tễ TW, 56-61.
8. Bùi Trung Dũng (2013). Thực trạng bệnh viêm lợi và đánh giá hiệu quả lấy cao răng trên sinh viên năm thứ nhất trường đại học Y Hà Nội 2013, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Hà Nội. 45-46.