MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG VIÊM NÃO TỰ MIỄN DO KHÁNG THỂ KHÁNG THỤ THỂ N-METHYL-D-ASPARTATE

Văn Toàn Phan 1,, Hồng Khôi Võ 1,2,3
1 Đại học Y Hà Nội
2 Trung tâm Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai
3 Đại học Y Dược Đại học Quốc Gia HN

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng viêm não tự miễn do kháng thể kháng thụ thể N-methyl-D-aspartate (viêm não NMDA). Đối tượng nghiên cứu: 35 bệnh nhân được chẩn đoán viêm não NMDA trong thời gian từ 01/ 2020 –5/2022 tại Bệnh viện Bạch Mai. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, hồi cứu, tiến cứu. Kết quả: Trong 35 bệnh nhân viêm não NMDA đã được nghiên cứu, tuổi trung bình của bệnh nhân là 30,6 ± 13,7, với tỷ lệ nữ chiếm ưu thế (62,9%). Các triệu chứng về tâm thần xuất hiện trên phần lớn bệnh nhân (94,3%). Các triệu chứng thần kinh như rối loạn ý thức, co giật, loạn động và các rối loạn vận động, rối loạn giấc ngủ cũng thường gặp với tỷ lệ tương ứng là 82,9%, 57,1%, 54,3%, 57,1%; rối loạn chức năng tự chủ ít gặp với tỷ lệ 22,8%. Bất thường dịch não tủy chủ yếu là tăng bạch cầu (77,1%) trong đó tăng tế bào nhẹ từ 5 -50 tế bào/ mm3 chiếm 67,7%. Protein tăng trong dịch não tủy là không phổ biến, chiếm 8,5% (3 bệnh nhân). Kết quả MRI sọ não không phát hiện bất thường ở phần lớn bệnh nhân (82,9%). Tỷ lệ bệnh nhân có bất thường trên điện não đồ chiếm 74,3 %, trong đó chủ yếu là hình ảnh sóng delta brush chiếm 58,3%, sóng chậm lan tỏa 31,4%, nhọn sóng dạng động kinh ít gặp hơn chiếm tỷ lệ 11,4%. Có 31 bệnh nhân không phát hiện khối u chiếm 88,6%, 4 bệnh nhân (11,4%) có khối u, trong đó cả 4 bệnh nhân đều là nữ và là u quái buồng trứng. Kết luận: Tóm lại, qua nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng viêm não NMDA chúng tôi nhận thấy rằng viêm não NMDA là viêm não tự miễn hay gặp ở nữ trẻ tuổi, với triệu chứng lâm sàng nổi trội là các rối loạn tâm thần và một số trường hợp có liên quan đế khối u quái buồng trứng. Về đặc điểm cận lâm sàng, mặc dù MRI sọ não phần lớn không phát hiện bất thường tuy nhiên tăng tế bào bạch cầu trong dịch não tủy và bất thường điện não có thể gợi ý chẩn đoán sớm cho bệnh nhân, đặc biệt là sóng delta brush trên bản điện não.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Dalmau J, Graus F. Antibody-Mediated Encephalitis. N Engl J Med. Mar 1 2018;378(9):840-851. doi:10.1056/NEJMra1708712
2. Vitaliani R, Mason W, Ances B, Zwerdling T, Jiang Z, Dalmau J. Paraneoplastic encephalitis, psychiatric symptoms, and hypoventilation in ovarian teratoma. Ann Neurol. Oct 2005;58(4):594-604. doi:10.1002/ana.20614
3. Dalmau J, Gleichman AJ, Hughes EG, et al. Anti-NMDA-receptor encephalitis: case series and analysis of the effects of antibodies. The Lancet Neurology. 2008;7(12):1091-1098. doi:10.1016/s1474-4422(08)70224-2
4. Kayser M, Dalmau J. The emerging link between autoimmune disorders and neuropsychiatric disease. J Neuropsychiatry Clin Neurosci. 2011;23:90-97.
5. Florance NR, Davis RL, Lam C, et al. Anti-N-methyl-D-aspartate receptor (NMDAR) encephalitis in children and adolescents. Ann Neurol. Jul 2009;66(1):11-18. doi:10.1002/ana.21756
6. Titulaer MJ, McCracken L, Gabilondo I, et al. Treatment and prognostic factors for long-term outcome in patients with anti-NMDA receptor encephalitis: an observational cohort study. The Lancet Neurology. 2013;12(2):157-165. doi:10.1016/s1474-4422(12)70310-1
7. Wang Y, Zhang W, Yin J, et al. Anti-N-methyl-d-aspartate receptor encephalitis in children of Central South China: Clinical features, treatment, influencing factors, and outcomes. J Neuroimmunol. Nov 15 2017;312:59-65. doi:10.1016/j.jneuroim.2017.09.005
8. Mo Y, Wang L, Zhu L, et al. Analysis of Risk Factors for a Poor Prognosis in Patients with Anti-N-Methyl-D-Aspartate Receptor Encephalitis and Construction of a Prognostic Composite Score. J Clin Neurol. Jul 2020;16(3):438-447. doi:10.3988/jcn.2020.16.3.438