NGHIÊN CỨU TÍNH HỢP LÝ TRONG VIỆC SỬ DỤNG THUỐC STATIN TRÊN BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP CÓ RỐI LOẠN LIPID MÁU ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN ĐÔNG HẢI TỈNH BẠC LIÊU NĂM 2021-2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Tăng huyết áp ngày càng gia tăng và gây gánh nặng lớn cho hệ thống y tế. Trong các giải pháp kiểm soát tình trạng tăng huyết áp, việc điều chỉnh lipid máu để giảm tần suất rối loạn lipid máu là hết sức cần thiết, trong đó statin là thuốc được lựa chọn hàng đầu. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc statin chưa hợp lý có thể dẫn đến giảm hiệu quả điều trị, đồng thời gia tăng các trường hợp phản ứng có hại của thuốc và sai sót trong sử dụng thuốc. Mục tiêu: Đánh giá tính hợp lý trong việc sử dụng thuốc statin và xác định một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng thuốc statin chưa hợp lý trên bệnh nhân tăng huyết áp có rối loạn lipid máu điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế huyện Đông Hải năm 2021-2022. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện trên 195 đơn thuốc của bệnh nhân được chẩn đoán tăng huyết áp mắc kèm rối loạn lipid máu điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế huyện Đông Hải từ 01/05/2021 – 28/02/2022. Kết quả: Tỷ lệ sử dụng atorvastatin chiếm tỷ lệ cao nhất với 72,3%, tỷ lệ sử dụng pravastatin là 20,5%, thấp nhấp là fluvastatin chiếm tỷ lệ 7,2%. Tỷ lệ hợp lý chung là 62,1%. Trong đó, tỷ lệ liều dùng, chỉ định thuốc, thời điểm dùng, số lần dùng và tương tác thuốchợp lý lần lượt là 70,3%, 93,3%, 98,5%, 99,5% và 99,5%. Không ghi nhận trường hợp chống chỉ định sử dụng statin. Bác sĩ có trình độ sau đại học có tỷ lệ kê đơn statin hợp lý cao hơn gấp hơn 3,13 lần so với bác sĩ có trình độ đại học (p<0,001); bệnh nhân có từ 3 bệnh mắc kèm trở xuống có tỷ lệ kê đơn statin hợp lý cao gấp 10,52 lần so với bệnh nhân có trên 3 bệnh mắc kèm (p<0,001); số thuốc trong đơn từ 5 thuốc trở xuống có tỷ lệ kê đơn statin hợp lý cao gấp gần 3,89 lần so với đơn thuốc có trên 5 thuốc (p<0,001). Kết luận: Các kết quả nghiên cứu cho thấy cần khảo sát ghi nhận các vấn đề chưa hợp lý trong kê đơn statin để làm cơ sở xây dựng hiệu quả chương trình tập huấn sử dụng statin.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Statin, rối loạn lipid, tăng huyết áp
Tài liệu tham khảo
2. Lê Trọng Dũng, Hà Thị Thu Thủy, Bùi Đặng Lan Hương (2020), “Hiệu quả hướng dẫn các khuyến cáo mới trong điều trị rối loạn lipid máu,” Y học cộng đồng, 59(6), , tr. 69–74.
3. F. Mach and et.al. (2020), “2019 ESC/EAS Guidelines for the management of dyslipidaemias: lipid modification to reduce cardiovascular risk,” Eur. Heart J., 41, pp. 111–188.
4. C. Morival, R. Westerlynck, G. Bouzillé and et.al. (2018), “Prevalence and nature of statin drug-drug interactions in a university hospital by electronic health record mining.,” Eur. J. Clin. Pharmacol.,74(4), pp. 525–534.
5. S. Irawati andet. al.(2020), “Key factors influencing the prescribing of statins: a qualitative study among physicians working in primary healthcare facilities in Indonesia”,BMJ Open, 10(6), pp. e035098.
6. M. E. Tinetti, S. T. J. Bogardus, and J. V Agostini (2004), “Potential pitfalls of disease-specific guidelines for patients with multiple conditions.”,N. Engl. J. Med., 351(27), pp. 2870–2874.
7. M.-C. Weng andet.al.(2013), “The impact of number of drugs prescribed on the risk of potentially inappropriate medication among outpatient older adults with chronic diseases.”,QJM, 106(11), pp. 1009–1015.
8. L. Santoyo-Fexas andet.al. (2020), “AB1292-HPR Number of Drugs in the Prescription, A Predisposing Factor for Medication Errors In Rheumatology”,Ann. Rheum. Dis., 79(1), pp. 1936.