MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI TÌNH TRẠNG MỆT MỎI Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI TRUYỀN HÓA CHẤT TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU NGHỆ AN

Đức Dương Nguyễn 1,, Thị Thu Uyên Lê 1, Thị Thùy Phan 1
1 Trường Đại học Y khoa Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu được tiến hành nhằm mục đích khảo sát thực trạng mệt mỏi và phân tích một số yếu tố liên quan đến mệt mỏi của bệnh nhân ung thư phổi truyền hóa chất. Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang với cỡ mẫu là 110 bệnh nhân ung thư phổi đang truyền hóa chất tại khoa Nội II bệnh viện Ung bướu Nghệ An. Kết quả nghiên cứu cho thấy 100% bệnh nhân có biểu hiện mệt mỏi ở các mức độ khác nhau, trong đó: 27,3% mệt mỏi nhẹ, 67,3% mệt mỏi vừa và 5,4% mệt mỏi nặng. Kết quả phân tích đa biến cho thấy mô hình nghiên cứu phù hợp và giải thích được 69,8% tình trạng mệt mỏi. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng mệt mỏi bao gồm rối loạn giấc ngủ (β = 0,504; p<0,001), lo lắng (β = 0,208; p=0,039), và hỗ trợ xã hội (β = -0,226; p=0,002). Các yếu tố liên quan đến mức độ mệt mỏi của người bệnh bao gồm: giới tính, tuổi, thu nhập hàng tháng, số đợt hóa trị đã hoàn thành, tình trạng rối loạn giấc ngủ, hỗ trợ xã hội (p<0,05).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Rebecca L. Siegel và cộng sự (2022), Cancer statistics, CA: A Cancer Journal for Clinicians, tập 72 số 1, tr. 7-33.
2. Bùi Mỹ Hạnh và cộng sự (2020), Bước đầu đánh giá kết quả hóa - xạ trị đồng thời ung thư phổi tế bào nhỏ giai đoạn II, III tại bệnh viện phổi trung ương 2016-2020, Tạp chí y học Việt Nam, tập 508 - số 2 – 2021, tr. 188-191.
3. Nguyễn Hoàng Long (2014), A causal model for Vietnamese persons with lung cancer receiving chemotherapy, European Journal of Oncology Nursing, tập 21, tr. 242-247
4. Hà Thị Huyền và cộng sự (2017), Đánh giá tình trạng mệt mỏi ở bệnh nhân ung thư bằng bộ công cụ FACT-F và một số yếu tố liên quan, Tạp chí y học thực hành, số 7/2017, tr. 36-38.
5. Carnio S. và cộng sự (2016), Fatigue in lung cancer patients: symptom burden and management of challenges. Lung Cancer (Auckland, N.Z.), tập 7, tr. 73-82.
6. Singer S. và cộng sự (2011), Age- and sex-standardised prevalence rates of fatigue in a large hospital-based sample of cancer patients, British Journal of Cancer, tập 105 số 3, tr. 445-451.
7. Mardanian Dehkordi và cộng sự (2018), Evaluation of Fatigue and Its Related Factors in Cancer Patients Undergoing Chemotherapy, Arumshcj, tập 20 số 2, tr. 156-164
8. Bahrami Baresari và cộng sự (2020), Demographic and clinical factors affecting cancer-related fatigue, RJMS, tập 26 số 11, tr. 34-42.
9. Ihde D.C. (1992), Chemotherapy of Lung Cancer, New England Journal of Medicine, tập 327 số 20, tr. 1434-1441.
10. Lei Hui và cộng sự (2021), The chain mediating role of social support and stigma in the relationship between mindfulness and psychological distress among Chinese lung cancer patients, Supportive Care in Cancer, tập 29 số 11, tr. 6761-6770.