KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VI PHẪU THUẬT U DÂY THẦN KINH SỐ VIII TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Huy Mạnh Bùi 1,, Xuân Cương Bùi2, Văn Cường Phạm 3
1 Bệnh viện HN Việt Đức
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: mô tả đặc điểm lâm sàng, cộng hưởng từ và kết quả vi phẫu thuật u dây thần kinh số VIII. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang, thời gian từ tháng 6/2019 đến tháng 8 năm 2020 trên 33 trường hợp được chẩn đoán  và phẫu thuật u dây thần kinh số VIII tại khoa phẫu thuật thần kinh bệnh viện Bạch Mai. Kết quả: Tuổi sau 40 (66,7%), nam/nữ:1/ 2,3, triệu chứng đau đầu, buồn nôn (60,6%).Phim CHT: ranh giới u rõ (90,9%), giảm tín hiệu trên T1 (78,8%), tăng tín hiệu trên T2 (93,9%). Ngấm thuốc mạnh (84,9%), mật độ hỗn hợp (69,7%). Kích thước lớn và khổng lồ theo phân loại Kanzaki là 60,6%.  Kết quả sau mổ: không gặp biến chứng nặng. Liệt mặt sau mổ: gồm 8 BN liệt nhẹ và 10 BN liệt nặng. Tỷ lệ và mức độ liệt mặt tăng cao hơn ở nhóm lấy hết u. Một BN máu tụ ngoài màng cứng ngoài ổ mổ, 03 BN rò DNT (9,1%) được điều trị ổn định. Khám lại sau 01 năm:  Giảm triệu chứng đau đầu còn 6,9%, giảm tỷ lệ liệt mặt 9,7%, CHT khám lại sau 12 tháng:12/33BN lấy được hết khối u. Khả năng lấy hết u phụ thuộc kích thước, nhưng không phụ thuộc vào mật độ và mức độ u lan đến đáy ống tai trong.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lanser MJ, Sussman SA, Frazer K. Epidemiology, pathogenesis, and genetics of acoustic tumors. Otolaryngologic Clinics of North America. 1992;25(3):499–520
2. Bùi Huy Mạnh (2007). "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật u dây VIII tại Bệnh viện Việt Đức". Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, chuyên ngành ngoại khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Đào Trung Dũng (2019). "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của u thần kinh thính giác và đánh giá kết quả phẫu thuật theo đường mổ xuyên mê nhĩ". Luận án tiến sĩ y học, Chuyên ngành phẫu thuật thần kinh, Trường Đại học Y hà Nội.
4. Chen LH, Zhang HT, Sun K, Chen WJ, Xu RX. Microsurgery for Vestibular Schwannoma via Retrosigmoid Transmeatal Approach with Intraoperative Monitoring Techniques. Balkan Med J. 2021 Jul;38(4):212-221. doi: 10.5152/ balkanmedj.2021.20145. PMID: 34274910; PMCID: PMC8880983
5. Sinha S., Sharma B.S. (2008). "Cystic acoustic neuromas: Surgical outcome in a series of 58 patients". Journal of Clinical Neuroscience, 15: 511-515.
6. Jan Betka et al (2014). ‘‘Complications of Microsurgery of Vestibular Schwannoma’’. Biomed Res Int. 2014;2014:315952. doi: 10.1155/2014/ 315952. Epub 2014 May 28. PMID: 24987677; PMCID: PMC4058457
7. Gerganov, V.M. and Samii, M. (2012) Giant Vestibular Schwannomas. World Neurosurgery, 77, 627-628.https://doi.org/ 10.1016/j.wneu.2011.10.008.
8. Madjid Samii MD, PhD et al (2016). Microsurgical management of vestibular schwannoma after failed previous surgery. Journal of Neurosurgery: 1198–1203. Volume 125: Issue 5. Link: https://doi.org/10.3171/2015.8.JNS1513
9. Mehrotra, N., Behari, S., Pal, L., et al. (2008) Giant Vestibular Schwannomas: Focusing on the Differences between the Solid and the Cystic Variants. British Journal of Neurosurgery, 22, 550-556.https://doi.org/10.1080/02688690802159031