CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG CỦA BỆNH NHÂN CHẢY MÁU NÃO CẤP VÙNG NHÂN XÁM TRUNG ƯƠNG DO TĂNG HUYẾT ÁP
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nhận xét một số yếu tố tiên lượng chảy máu não cấp vùng nhân xám trung ương do tăng huyết áp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến cứu được thực hiện trên 121 bệnh nhân chảy máu não cấp nhân xám trung ương do tăng huyết áp điều trị tại Trung tâm thần kinh Bạch Mai từ tháng 7 năm 2021 đến tháng 6 năm 2022. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 59,6 ± 11,5. Tỷ lệ nam/nữ 1,9. Tý lệ mắc bệnh cao hơn ở các nhóm tuổi từ 45 tuổi trở lên đặc biệt là hai nhóm tuổi từ 55-64 (40,5%) và ³ 65 (27,8%).Về mặt các yếu tố tiên lượng, nghiên cứu cho thấy, ở nhóm tuổi < 65 tuổi tỷ lệ tiến triển xấu là 27,4%, ở nhóm tuổi ≥ 65 tỷ lệ tiến triển xấu là 64,9%. Như vậy ở nhóm tuổi ≥ 65 tuổi tiên lượng kém hơn, p < 0,01, khác biệt có ý nghĩa thống kê. Huyết áp tâm thu lúc vào viện ³ 180 mmHg tiên lượng kém hơn với p < 0,05 khác biệt có ý nghĩa thống kê. Nhóm bệnh nhân có điểm Glasgow lúc vào viện ≤ 12 điểm có tỷ lệ tiến triển xấu cao gấp 0,412 lần nhóm có Glasgow >12 điểm, OR nằm trong khoảng 0,173-0,986 không chứa 1, p < 0,05, khác biệt có ý nghĩa thống kê. Nhóm có tràn máu não thất, tỷ lệ tiến triển xấu (57,6%) cao hơn tỷ lệ tiến triển tốt (42,4%) với p < 0,05, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Nghiên cứu được tiến hành trên 121 bệnh nhân chảy máu não cấp nhân xám trung ương do tăng huyết áp điều trị tại Trung tâm thần kinh Bạch Mai từ tháng 7 năm 2021 đến tháng 6 năm 2022. Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 59,6 ± 11,5. Tỷ lệ nam/nữ 1,9. Kết qủa cho thấy các yếu tố có giá trị trong việc tiên lượng kết cục tồi ở bệnh nhân chảy máu não cấp vùng nhân xám trung ương do tăng huyết áp bao gồm: tuổi ≥ 65, huyết áp tâm thu lúc vào viện ³ 180 mmHg, điểm Glasgow lúc vào viện ≤ 12 điểm, tràn máu não thất.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Chảy máu não nhân xám trung ương, yếu tố tiên lượng
Tài liệu tham khảo
2. Flaherty ML, Woo D, Haverbusch M, et al. Racial variations in location and risk of intracerebral hemorrhage. Stroke. 2005;36(5):934-937. doi:10.1161/01.STR.0000160756.72109.95
3. Qureshi AI, Mendelow AD, Hanley DF. Intracerebral haemorrhage. The Lancet. 2009;373(9675):1632-1644. doi:10.1016/S0140-6736(09)60371-8
4. Hu Y zhen, Wang J wen, Luo B yan. Epidemiological and clinical characteristics of 266 cases of intracerebral hemorrhage in Hangzhou, China. J Zhejiang Univ Sci B. 2013;14(6):496-504. doi:10.1631/jzus.B1200332
5. Safatli DA, Günther A, Schlattmann P, Schwarz F, Kalff R, Ewald C. Predictors of 30-day mortality in patients with spontaneous primary intracerebral hemorrhage. Surg Neurol Int. 2016;7(Suppl 18):S510. doi:10.4103/2152-7806.187493
6. Juvela S. Risk factors for impaired outcome after spontaneous intracerebral hemorrhage. Arch Neurol. 1995;52(12):1193-1200. doi:10.1001/ archneur.1995.00540360071018