ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HÓA XẠ TRỊ ĐỒNG THỜI SỬ DỤNG KỸ THUẬT VMAT UNG THƯ KHOANG MIỆNG GIAI ĐOẠN III-IVA,B TẠI BỆNH VIỆN K

Văn Đăng Nguyễn 1,2,, Thị Thu Nhung Nguyễn 2, Thị Hằng Nguyễn2, Văn Quảng Lê 1,2, Văn Tờ Tạ 2
1 Bộ môn Ung thư Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện K Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị và các tác dụng không mong muốn của phác đồ hóa xạ trị đồng thời sử dụng kỹ thuật VMAT trên bệnh nhân ung thư khoang miệng giai đoạn III-IVA,B. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Can thiệp lâm sàng không nhóm chứng ở 46 bệnh nhân được chẩn đoán xác định là ung thư khoang miệng giai đoạn III-IVA,B tại tại Khoa Xạ trị đầu cổ - Bệnh viện K từ tháng 9/2018 đến 6/2022. Kết quả: Tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn sau điều trị là 67,4%, tỉ lệ bệnh nhân đáp ứng khách quan chiếm 82,6%. Thời gian theo dõi trung vị là 16,58 tháng [4,86-38,13]. Tỷ lệ sống thêm toàn bộ tại các thời điểm sau 12 tháng, 24 tháng và 36 tháng lần lượt là 71,3%; 54,4% và 40,8%. Thời gian sống thêm toàn bộ trung bình là 25,0 ±2,1 tháng. Tái phát, di căn thường xảy ra trong vòng 2 năm đầu sau điều trị. Tỷ lệ sống thêm bệnh không tiến triển tại thời điểm sau 12 tháng, 24 tháng và 36 tháng tương ứng là 70,8%; 55,9% và 49,7%. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển trung bình 24,8 ± 2,3 tháng. Biến chứng muộn khô miệng hay gặp nhất, chiếm 71,7%. Kết luận: Hóa xạ trị đồng thời sử dụng kỹ thuật VMAT trong ung thư khoang miệng giai đoạn III-IVA,B mang lại kết quả tốt. Các biến chứng muộn xảy ra ở mức độ thấp chứng tỏ kỹ thuật VMAT có nhiều ưu việt hơn các kỹ thuật xạ trị kinh điển.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Globocan (2020). v1.0, Cancer Incidence and Mortality, Worldwide: IARC CancerBase No. 11 [Internet]. Lyon, France.
2. Gupta N, Gupta R, Acharya AK, et al. (2016). Changing Trends in oral cancer - a global scenario. Nepal J Epidemiol. 6(4), 613–619.
3. National Comprenhensive Cancer Network (NCCN) (2022), head and neck cancer.
4. Joaquín J. Cabrera-Rodríguez. (2016). The role of radiotherapy in the treatment of oral cavity cancer, Plast Aesthet Res. 3, 158-66.
5. Reema Goel, William Moore, Baran Sume, et al. (2017). Clinical Practice in PET/CT for the Management of Head and Neck Squamous Cell Cancer. American Journal of Roentgenology. 209(2), 289-303
6. Peddi, P., Shi, R., Nair, B., et al. (2015). Cisplatin, cetuximab, and radiation in locally advanced head and neck squamous cell cancer: a retrospective review. Clinical Medicine Insights: Oncology, 9, CMO-S18682.
7. Ngô Xuân Qúy (2020), Nghiên cứu kết quả hóa trị bổ trợ trước phác đồ TC và tỷ lệ bộc lộ một số dấu ấn liên quan đến ung thư lưỡi giai đoạn III-IV(M0), Luận án tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
8. Strom, T. J., Trotti, A. M., Kish, J et al. (2015). Comparison of every 3 week cisplatin or weekly cetuximab with concurrent radiotherapy for locally advanced head and neck cancer. Oral oncology, 51(7), 704–708. https://doi.org/10.1016/ j.oraloncology.2015.04.012
9. Ou, D., Levy, A., Blanchard, P. et al. (2016). Concurrent chemoradiotherapy with cisplatin or cetuximab for locally advanced head and neck squamous cell carcinomas: does human papilloma virus play a role?. Oral oncology, 59, 50-57.