MÔ TẢ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG UNG THƯ KHOANG MIỆNG GIAI ĐOẠN III-IVA,B VÀ KIỂM CHUẨN KẾ HOẠCH XẠ TRỊ VMAT TẠI BỆNH VIỆN K

Văn Đăng Nguyễn 1,2,, Thị Thu Nhung Nguyễn 2, Thị Hằng Nguyễn 2, Văn Quảng Lê 1,2, Văn Tờ Tạ 2
1 Bộ môn Ung thư Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện K Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân ung thư khoang miệng giai đoạn III-IVA,B và kiểm chuẩn kế hoạch xạ trị VMAT. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Can thiệp lâm sàng không nhóm chứng ở 46 bệnh nhân được chẩn đoán xác định là ung thư khoang miệng giai đoạn III-IVA,B tại tại Khoa Xạ trị đầu cổ - Bệnh viện K từ tháng 9/2018 đến 6/2022. Kết quả: Tuổi trung bình là 54,83 ± 9,78 tuổi [27-74]. Bệnh nhân nam chiếm 84,8%. Vị trí tổn thương chủ yếu nằm ở bờ lưỡi, chiếm 47,8%, tiếp đến là vùng sàn miệng, chiếm 21,7%. Đau khi nhai và sờ thấy hạch cổ là 2 triệu chứng hay gặp nhất với tỷ lệ lần lượt là 95,7% và 34,8%. Giai đoạn III, IVA, IVB lần lượt là 10,9%, 82,6% và 6,5% . PETCT làm thay đổi giai đoạn ở 17,4% bệnh nhân. Kiểm chuẩn kế hoạch xạ trị: liều vào các thể tích xạ trị và cơ quan nguy cấp đều đạt yêu cầu theo khuyến cáo. Kết luận: Ung thư khoang miệng giai đoạn III-IVA,B thường gặp ở nam giới, tuổi trung niên. Vị trí tổn thương thường gặp nhất là ở bờ lưỡi với triệu chứng lâm sàng phổ biến là đau và sờ thấy hạch cổ. PETCT có vai trò giúp đánh giá chính xác giai đoạn trước điều trị. Kế hoạch xạ trị VMAT đều đạt yêu cầu kiểm chuẩn theo khuyến cáo.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Globocan (2020). v1.0, Cancer Incidence and Mortality, Worldwide: IARC CancerBase No. 11 [Internet]. Lyon, France.
2. Gupta N, Gupta R, Acharya AK, et al. (2016). Changing Trends in oral cancer - a global scenario. Nepal J Epidemiol. 6(4), 613–619.
3. National Comprenhensive Cancer Network (NCCN) (2022), head and neck cancer.
4. Joaquín J. Cabrera-Rodríguez. (2016). The role of radiotherapy in the treatment of oral cavity cancer, Plast Aesthet Res. 3, 158-66.
5. Reema Goel, William Moore, Baran Sume, et al. (2017). Clinical Practice in PET/CT for the Management of Head and Neck Squamous Cell Cancer. American Journal of Roentgenology. 209(2), 289-303
6. Hàn Thị Vân Thanh (2013), Nghiên cứu điều trị ung thư biểu mô khoang miệng có sử dụng kỹ thuật tạo hình bằng vạt rãnh mũi má, Luận án tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
7. Wang KH, Song BH, Gilde JE, et al. (2018). Diagnostic Pathway of Oral Cavity Cancer in an Integrated Health Care System. Perm J. 22, 17–152.
8. Dhanuthai K, Rojanawatsirivej S, Thosaporn W, et al. (2018). Oral cancer: A multicenter study. Med Oral Patol Oral Cir Bucal. 23(1), 23–29.
9. Judith Alvarez-Moret, Fabian Pohl, Oliver Koelbl, et al. (2010). Evaluation of volumetric modulated arc therapy (VMAT) with Oncentra MasterPlan for the treatment of head and neck cancer. Radiation Oncology 2010. 5:110