THỰC TRẠNG SUY TĨNH MẠCH MẠN TÍNH CHI DƯỚI Ở CÔNG NHÂN MAY MẶC TỈNH THÁI BÌNH

Thị Diện Vũ 1,, Thị Thu Hương Đinh 2, Đức Cường Lê 3, Thị Thanh Trung Nguyễn 1
1 Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Thái Bình
2 Trường Đại Học Y Hà Nội
3 Trường đại học Y Dược Thái Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu được tiến hành trên 400 công nhân may thuộc 4 công ty may mặc tại Thái Bình bằng phương pháp mô tả thông qua cuộc điều tra cắt ngang nhằm mô tả thực trạng và đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới (STMMTCD) ở công nhân tại một số công ty may mặc Thái Bình. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ suy tĩnh mạch (STM) ở nhóm công nhân nghiên cứu là 75,3%. Sự khác biệt về tỷ lệ STMMTCD có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm giới tính, tư thế làm việc và tuổi nghề. Tỷ lệ STMMTCD ở nhóm công nhân có tuổi nghề dưới 5 năm chiếm 63,2% và lên tới 82.8% ở nhóm tuổi nghề từ 15 năm trở lên. Công nhân làm việc thường xuyên ở tư thế đứng mắc STMMTCD cao hơn công nhân làm việc ở tư thế ngồi thường xuyên (86.7% và 68,9%). Đa số công nhân nam không có hoặc chỉ có 1-2 triệu chứng lâm sàng, còn đối với công nhân nữ, tỷ lệ có từ 3 triệu chứng trở lên chiếm cao hơn nam, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kết quả phân loại STMMTCD theo thang CEAP của công nhân từ C0 đến C3, chiếm tỷ lệ cao nhất trong nghiên cứu là những công nhân ở phân độ lâm sàng C1 (61,8%); Không gặp công nhân STMMTCD ở phân độ CEAP từ C4. Điểm VCSS trung bình của công nhân có STMMTCD là 3.69 ± 1,08 điểm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đinh Thị Thu Hương (2007), Suy tĩnh mạch, Tập bài giảng lớp chuyên khoa định hướng Tim mạch, Viện tim mạch - Phòng chỉ đạo tuyến, Hà Nội.
2. Urbanek T và các cộng sự. (2015), "Assessment of public awareness in the field of epidemiology, prevention and treatment of chronic venous diseases in Poland", Phlebological Rev 23 (2), tr. p. 45-53.
3. Eberhardt RT và Raffetto JD (2005), "Chronic venous insufficiency.", Circulation. 111, tr. p. 2398-409.
4. Dinh Thi Thu Huong và Dinh Thi Hoa Hiep (2012), "Vein consult program", Phlebolymphology. Vol19, No3.
5. Robertson L và các cộng sự. (2009), "Risk factors for chronic ulceration in patients with varicose veins: a case control study", J Vasc Surg. 49(6), tr. p. 1490-1498.
6. Sudoł Szopińska I, Błachowiak K và Koziński P (2006), "Influence of environmental factors on the development of chronic venous insufficiency", Med Pr. 57(4), tr. p. 365-373.
7. Sharma S (2013), "Certain profession of working as risk factors for varicose veins.", J Pharm Biol Sci. 7(5), tr. p. 56-59.
8. Yun MJ và các cộng sự. (2018), "A study on prevalence and risk factors for varicose veins in nurses at a university hospital. ", Saf Health Work. 9 (1), tr. p. 79-83.
9. Đinh Thị Thu Hương (2019), Bệnh tĩnh mạch chi dưới mạn tính, Lâm sàng tim mạch học, NXB Y học, Hà Nội.
10. Nguyễn Thị Ngân, Trần Thị Quỳnh Chi và Nguyễn Trường Sơn (2014), "Thực trạng và một số yếu tố liên quan tới bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới của công nhân công ty May Hai, Hải Phòng", Tạp chí Y học Việt Nam. tháng 10- số 2/2014, tr. tr. 233-241.