NĂNG LỰC ĐIỀU DƯỠNG ĐÁP ỨNG ĐẠI DỊCH COVID–19 TẠI CÁC TUYẾN BỆNH VIỆN KHU VỰC MIỀN BẮC VIỆT NAM NĂM 2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả kiến thức, thái độ và thực hành của điều dưỡng tại các tuyến bệnh viện khu vực phía Bắc Việt Nam về ứng phó phòng chống dịch COVID-19. Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang trên 1347 điều dưỡng lâm sàng tại 10 bệnh viện khu vực phía Bắc Việt Nam năm 2021. Đối tượng nghiên cứu được chọn mẫu thuận tiện, sử dụng bộ câu hỏi tự điền để thu thập số liệu. Kết quả: 79% điều dưỡng tham gia nghiên cứu đạt kiến thức về phòng chống và chăm sóc người bệnh Covid 19. Một số nội dung kiến thức có tỷ lệ trả lời đúng thấp bao gồm: kiến thức về virus SARS-COV-2 (21,3%); lưu lượng oxi cao nhất khi cho thở qua mũi (45,5%); quy trình kỹ thuật có tạo khí dung (37%). 93,3% điều dưỡng có thái độ tích cực về phòng chống, ứng phó đại dịch Covid 19. Hầu hết điểm thái độ đều đạt trên 4 điểm (trên thang điểm Likert 5 mức độ), có 2 nội dung có điểm trung bình < 4 bao gồm: điều dưỡng cho rằng nhân lực điều dưỡng hiện tại đã đủ để chăm sóc người bệnh Covid 19 và điều dưỡng cho rằng người thân được an toàn với điểm trung bình lần lượt là 3,76 và 3,97 điểm. Chỉ có 35,2% điều dưỡng đạt thực hành, trong đó tỷ lệ thực hành đúng thấp nhất là số lần vệ sinh tay trong quy trình mang phương tiện phòng hộ cá nhân, can thiệp điều dưỡng khi người bệnh nhiễm toan và hành động phù hợp nhất hỗ trợ người bệnh Covid 19 bị suy hô hấp với tỷ lệ lần lượt là 12,3%, 16,3% và 26,7%. Kết luận: Điều dưỡng có thái độ và kiến thức tốt về ứng phó đại dịch Covid 19 nhưng tỷ lệ thực hành đúng khi chăm sóc chưa tốt. Vì vậy cần tăng cường đào tạo và giám sát thực hành của điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh Covid 19 nhất là về thực hành sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân, can thiệp điều dưỡng khi người bệnh Covid 19 bị suy hô hấp.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Điều dưỡng, COVID-19, Kiến thức, thái độ và thực hành
Tài liệu tham khảo
2. Giao Huynh et al (2020), "Knowledge and attitude toward COVID-19 among healthcare workers at District 2 Hospital, Ho Chi Minh City", Asian Pacific Journal of Tropical Medicine, 13(6), pg. 260-265.
3. Choi KR, Skrine Jeffers K and Cynthia Logsdon M (2020), "Nursing and the novel coronavirus: Risks and responsibilities in a global outbreak", J Adv Nurs, 76(7), pg. 1486-1487.
4. Fawaz M, Anshasi H and Samaha A (2020), "Nurses at the Front Line of COVID-19: Roles, Responsibilities, Risks, and Rights", Am J Trop Med Hyg. 103(4), pg. 1341-1342.
5. WHO (2020), Coronavirus disease (COVID-19) pandemic, Geneva, Switzerland, access date 2/6/2022, at the website https://www.who.int/ emergencies/diseases/novel-coronavirus-2019.
6. Xinjuan Wu and et al (2020), "Containing covid-19: crucial role of nurses", Thebmjopinion.
7. Wen X et al (2020), "Study on the Knowledge, Attitude, and Practice (KAP) of Nursing Staff and Influencing Factors on COVID-19", Front Public Health. 8, pg. 560606.
8. Bao-Liang Zhong et al (2020), "Knowledge, attitudes, and practices towards COVID-19 among Chinese residents during the rapid rise period of the COVID-19 outbreak: a quick online cross-sectional survey", International journal of biological sciences. 16(10), pg. 1745–1752.