ỨNG DỤNG SIX SIGMA TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆU NĂNG XÉT NGHIỆM TẾ BÀO MÁU NGOẠI VI TRÊN MÁY ĐẾM TẾ BÀO HUYẾT HỌC DXH-800 TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG GIAI ĐOẠN 2019-2021

Minh Hằng Bùi 1,, Tiến Dũng Đỗ 1, Thu Hà Nguyễn 2
1 Bệnh viện Nội tiết Trung ương
2 Trường Đại học Y tế Công cộng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: việc ứng dụng công cụ Six sigma có ý nghĩa rất quan trọng trong nâng cao chất lượng PXN. Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá hiệu năng phân tích của xét nghiệm tế bào máu ngoại vi trên máy đếm tế bào DxH-800 bằng Six sigma khi TEa theo tiêu chuẩn CLIA và khoảng biến đổi sinh học (KBĐSH) tại Bệnh viện Nội tiết TW giai đoạn 2019-2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang trên đối tượng gồm: 2437 kết quả IQC của 5 chỉ số trong xét nghiệm tế bào máu ngoại vi: WBC, RBC, HGb; HCT, PLT ở 3 mức nồng độ, 36 kết quả EQC của 5 chỉ số trên; giá trị sai số tổng cho phép TEa. Kết quả nghiên cứu: kết quả sigma theo tiêu chuẩn CLIA phần lớn đều cao hơn so với khi được tính theo khoảng biến đổi sinh học(KBĐSH); các giá trị của sigma thấp đều nằm ở chỉ số HCT (TEa theo KBĐSH của HCT thấp nhất là 1,69; TEa theo CLIA sigma thấp nhất là 2,96). Với đặc thù, một lần thực hiện cho ra tất cả các chỉ số tế bào máu, nên các chỉ số khác vẫn phải kiểm soát cùng giống như HCT với quy luật Westgard là 1:2S/2:2S/R:4S/4:1S/8X với N=4, R=2. Kết luận: PXN cần xem xét lại phương pháp, kiểm soát IQC bằng đa quy tắc Westgard là 1:2S/2:2S/R:4S/4:1S/8X với N=4, R=2. Kiến nghị: về hiệu năng phương pháp theo sigma, nên sử dụng TEa theo khuyến cáo của CLIA do tiêu chuẩn của khoảng biến đổi sinh học khá chặt chẽ, làm cho PXN khó đạt được mục tiêu chất lượng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lippi, G., A. Bassi, and C. Bovo (2016). The future of laboratory medicine in the era of precision medicine. Journal of Laboratory and Precision Medicine. 1(3).
2. Suma, M.N., D. Abhijith, and K.S. Kusuma (2021). Laboratory accreditation and customer satisfaction. APIK Journal of Internal Medicine. 9(1): p. 25.
3. Westgard, S.A (2015). Six Sigma Metric Analysis for Analytical Testing Processes.
4. Nevalainen, D., et al. (2000). Evaluating laboratory performance on quality indicators with the six sigma scale. Arch Pathol Lab Med. 124(4): p. 516-9.
5. Bộ y tế (2016). Quyết định số 316/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Đề án tăng cường năng lực hệ thống quản lý chất lượng xét nghiệm y học giai đoạn 2016-2025.
6. James O. Westgard, S.A.W. (2016). Basic QC Practices fourth edition: Training in Statistical Quality Control for Medical Laboratories.
7. Ricós C, A.V., Cava F, García-Lario JV, Hernández A, Jiménez CV, Minchinela J, Perich C, Simón M (1999). Current databases on biological variation: pros, cons and progress. Scand J Clin Lab Invest. 59(7):491-500.
8. Burnett, R.W. and J.O. Westgard (1990). Precision requirements for cost-effective operation of analytical processes. Clinical Chemistry, 1990. 36(9): p. 1629-1632.
9. Hens, K., et al (2014). Sigma metrics used to assess analytical quality of clinical chemistry assays: importance of the allowable total error (TEa) target. Clin Chem Lab Med. 52(7): p. 973-80.
10. Yupapin Ontong, B.R., Palakorn Puttaruk (2014). Evaluation and Planning Quality Control for Complete Blood Count Analyzer by Sigma Metric in Hematology Unit Laboratory at Thammasat University Hospital, Pathum Thani Province.