MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN NGỪNG TIM Ở TRẺ TẠI TRUNG TÂM SƠ SINH VÀ KHOA CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC, BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Ngừng tim là tình trạng cấp cứu tối khẩn cấp, tỉ lệ tử vong cao, để lại di chứng thần kinh nặng nề, vì vậy tìm và điều trị theo nguyên nhân là một trong những yếu tố hết sức quan trọng góp phần vào hiệu quả điều trị của bệnh nhân. Mục tiêu: xác định một số nguyên nhân ngừng tim tại Trung tâm sơ sinh và Khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương giai đoạn 2019 – 2021. Phương pháp: mô tả hồi cứu từ 1/2019 đến 9/2020 và mô tả tiến cứu từ 10/2020 đến 6/2021 trên 203 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu theo tiêu chuẩn ngừng tim của Hiệp hội hồi sức Hoa Kỳ 2015. Kết quả: Nguyên nhân gây ngừng tim trong nghiên cứu của chúng tôi do hô hấp chiếm tỷ lệ cao nhất là 53,7% trong đó tắc nghẽn đường thở là 14,7% và các bệnh lý của phổi màng phổi là 39%. Sau đó là nhóm sốc (20,2%), trong đó nhiễm khuẩn huyết sốc nhiễm khuẩn có tỷ lệ cao là 12,3%, sốc giảm thể tích là 6,4%, sốc phản vệ là 1,5%. Tiếp đến là do tim mạch (16,3%), trong đó hay gặp nhất là tăng áp phổi nặng, tim bẩm sinh có sốc tim hoặc suy tim nặng, viêm cơ tim. Tiếp theo là nhóm bệnh lý nội tiết (4%), thần kinh (3,5%), chấn thương (2%). Kết luận: Ngừng tim chủ yếu xảy ra ở nhóm trẻ dưới 1 tuổi, đặc biệt ở nhóm trẻ sinh non. Nhóm nguyên nhân gây ngừng tim nhiều nhất là hô hấp (53,7%), sốc (20,2%), tim mạch (16,3%).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
ngừng tim, trẻ em
Tài liệu tham khảo
2. Gaieski, D.F. and Goyal, M. (2010). History and current trends in sudden cardiac arrest and resuscitation in adults. Hospital Practice. 38(4), 44-53.
3. O’Connor, R.E. (2019). Cardiopulmonary Resuscitation (CPR) in Infants and Children. Circulation. 17(1), 110-117
4. Lee, J., Yang, W.-C., Lee, E.-P., et al. (2019). Clinical survey and predictors of outcomes of pediatric out-of-hospital cardiac arrest admitted to the emergency department. Scientific reports. 9(1), 1-9.
5. Rodríguez-Núñez, A., López-Herce, J., García, C., et al. (2006). Effectiveness and long-term outcome of cardiopulmonary resuscitation in paediatric intensive care units in Spain. Resuscitation. 71(3), 301-309
6. Girotra, S., Cram, P., Spertus, J., et al. (2014). Survival Trends in Pediatric In-Hospital Cardiac Arrests Circulation. Cardiovascular Quality and Outcomes. Hospital variation in survival trends for in-hospital cardiac arrest. J Am Heart Assoc. 3(3), 867-871.
7. López-Herce, J., del Castillo, J., Cañadas, S., et al. (2014). In-hospital pediatric cardiac arrest in Spain. Revista Española de Cardiología (English Edition). 67(3), 189-195.
8. Yurtseven, A., Turan, C., Akarca, F.K., et al. (2019). Pediatric cardiac arrest in the emergency department: Outcome is related to the time of admission. Pakistan journal of medical sciences. 35(5), 143
9. Samuel, M. and Wieteska, S. (2016). Introduction. Advanced Paediatrics Life Support. A Practical Approach to Emergencies.Oxford: Wiley-Blackwell,11-30.
10. Assar, S., Husseinzadeh, M., Nikravesh, A.H., et al. (2016). The success rate of pediatric in-hospital cardiopulmonary resuscitation in Ahvaz training hospitals. Scientifica. 2016(1), 1-8.