NGUYÊN NHÂN GÂY VIÊM PHỔI LIÊN QUAN THỞ MÁY Ở TRẺ EM TẠI KHOA ĐIỀU TRỊ TÍCH CỰC NỘI KHOA, BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Viêm phổi liên quan thở máy là bệnh nhiễm khuẩn bệnh viện nặng hay gặp tại trung tâm điều trị tích cực nhi khoa. Chấn đoán chính xác căn nguyên VPTM còn gặp khó khăn. Nội soi phế quản, lấy dịch rửa phế quản phế nang xác định căn nguyên gây bệnh có nhiều lợi ích cho bệnh nhân tại các khoa Hồi sức cấp cứu nhi. Mục tiêu: xác định nguyên nhân VPTM ở trẻ em và so sánh kết quả xác định vi khuẩn qua phương pháp nuôi cấy dịch rửa phế quản phế nang với phương pháp nuôi cấy dịch hút nội khí quản. Đối tượng: trẻ em viêm phổi liên quan thở máy điều trị tại khoa Điều trị tích cực nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả tiến cứu có can thiệp nội soi phế quản. Kết quả: 93 bệnh nhân tham gia nghiên cứu: bệnh nhân nam chiếm đa số (63,4%), tuổi chủ yếu dưới 12 tháng tuổi (62%). 44 bệnh nhân mắc VPTM với kết quả cấy đếm dịch rửa PQPN có vi khuẩn gây bệnh trên 104 khuẩn lạc/ml. Nuôi cấy vi khuẩn trong dịch rửa PQPN cho thấy: tỷ lệ VPTM do trực khuẩn mủ xanh và Acinetobacter là cao nhất (31% và 35%). Tỷ lệ xác định vi khuẩn gây bệnh VPTM bằng nuôi cấy dịch hút NKQ cho kết quả có độ nhạy và độ đặc hiệu không cao. Kết quả nuôi cấy vi khuẩn trong dịch hút NKQ và dịch rửa PQPN khác nhau có ý nghĩa thống kê. Kết luận: tỷ lệ VPTM do trực khuẩn mủ xanh và Acinetobacter chiếm tỷ lệ cao. Kết quả nuôi cấy vi khuẩn trong dịch hút NKQ không chính xác. Kết quả nuôi cấy dịch rửa PQPN có giả trị cao.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
viêm phổi liên quan thở máy, dịch rửa phế quản phế nang, nuôi cấy vi khuẩn
Tài liệu tham khảo
2. Trương Anh Thư (2012), “Đặc điểm dịch tễ học nhiễm khuẩn phổi bệnh viện tại khoa hồi sức tích cực, Bệnh viên Bạch Mai, 2008-2009”, Luận án Tiến sĩ y học, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.
3. Lê Thanh Duyên (2008), “Xác định tỷ lệ NKBV và một số yếu tố liên quan tại khoa HSCC, bệnh viên nhi Trung ương”, Luận văn thạc sĩ Y học, trường Đại học Y Hà Nội
4. Lê Xuân Ngọc (2018), Đặc điểm dịch tễ học viêm phổi liên quan thở máy ở trẻ ngoài tuổi sơ sinh tại khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Nhi Trung ương, Luận án Tiến sĩ Y học, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương
5. Vu T V D , Choisy M, Do T T N, Nguyen V M H (2021) Antimicrobial susceptibility testing results from 13 hospitals in Viet Nam: VINARES 2016-2017; Anti-microb Resist Infect Control (2021) 10:78;
6. Davidson K.R, Ha M Duc, Schwarz M.I, Chan E.D (2020). Bronchoalveolar lavage as a diagnostic procedure: a review of known cellular and molecular findings in various lung diseases. J Thorac Dis 2020;12(9):4991-5019 | http://dx.doi.org/10.21037/jtd-20-651.
7. Soyer T (2016), The role bronchoscopy in the diagnosis of airway disease in children, Journal of Thoracic Disease 2016, 8(11):3420-3426. doi: 10.21037/jtd.2016.11.87
8. Fríasa JP, Galdób AM, Ruiza EP, DeAgüeroc MI, et al (2011), Pediatric Bronchoscopy Guidelines, Arch Bronconeumol. 2011;47(7):350–360.
9. Kalanuria A, Zai W, Mirski M (2014). Ventilator-associated pneumonia in the ICU. Critical Care 2014, 18:208
10. National healthcare safety network (NHSN), January 2022 CDC/NHSN Pneumonia (Ventilator-associated and non-ventilator-associated Pneumonia Event, Available at: https:// www.cdc.gov/ nhsn/pdfs/ pscmanual/6pscvapcurrent.pdf