ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TỒN TẠI ỐNG ĐỘNG MẠCH Ở TRẺ SINH NON ≤ 28 TUẦN TẠI KHOA HỒI SỨC SƠ SINH BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2

Nguyễn Cao Minh Uyên1, Nguyễn Thanh Thiện2, Trình Thị Thu Hà2, Nguyễn Thu Tịnh1,
1 Đại học Y Dược TP.HCM
2 Bệnh viện Nhi Đồng 2

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tồn tại ống động mạch (PDA) là một tật tim phổ biến ở trẻ sơ sinh. Tỉ lệ PDA càng cao ở trẻ càng non tháng. PDA làm tăng nguy cơ tử vong và bệnh tật ở trẻ. Hiện nay, các tiêu chuẩn đánh giá, chỉ định và phương pháp điều trị PDA ở trẻ sinh non còn chưa thống nhất. Nghiên cứu được thực hiện nhằm cung cấp thông tin về tỉ lệ PDA, hiện trạng điều trị và biến chứng liên quan PDA ở trẻ ≤28 tuần tại khoa Hồi sức sơ sinh Bệnh viện Nhi Đồng 2 (HSSS BVNĐ2). Thiết kế nghiên cứu: Theo dõi tiến cứu. Các trẻ ≤28 tuần nhập khoa từ 01/10/2021 đến 31/03/2022 sẽ được siêu âm tim tầm soát PDA. Trẻ có hsPDA (PDA ảnh hưởng huyết động trên siêu âm) có triệu chứng sẽ được can thiệp dùng thuốc hay cột PDA khi có chỉ định. Tỉ lệ tử vong, các biến chứng nặng (viêm ruột hoại tử (VRHT), xuất huyết não (XHN), bệnh võng mạc ở trẻ sinh non (ROP), loạn sản phế quản phổi (BPD)) được ghi nhận. Kết quả: Có 33 trẻ được thu nhận, tỉ lệ hsPDA là 26/33 (78,7%). Tại thời điểm siêu âm tim lúc 48-72 giờ tuổi, ngày 4 và trong tuần 2, tỉ lệ hsPDA cần điều trị thuốc chiếm tỉ lệ lần lượt là 80%, 100% và 66,6%. Tỉ lệ trẻ hsPDA xử trí bảo tồn thành công là 4/26 (15,4%). Có 19/26 (82,6%) trẻ có chỉ định dùng thuốc, trong đó 18 trẻ dùng Paracetamol tĩnh mạch (TM), 1 trẻ dùng Ibuprofen đường uống. Tỉ lệ đóng Paracetamol thành công trong lần đầu dùng thuốc là 12/18 (66,67%). Không có sự khác biệt về tỉ lệ tử vong và các biến chứng nặng giữa nhóm bảo tồn thành công và nhóm dùng thuốc. Kết luận: Hs-PDA hiện diện ở hơn ¾ trẻ cực non ≤28 tuần. Siêu âm tim sau 48 giờ tuổi có thể làm tăng khả năng phát hiện hsPDA cần điều trị bằng thuốc. HsPDA có khả năng xử trí bảo tồn thành công với tỉ lệ 15%. Đóng PDA bằng Paracetamol TM cho thấy sự an toàn và hiệu quả.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Phan Minh Nhật, Nguyễn Thu Tịnh (2021). Kết quả điều trị đóng ống động mạch bằng Paracetamol ở trẻ sơ sinh non tháng. Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Clyman RI, Liebowitz M, Kaempf J, Erdeve O, Bulbul A, Hakansson S, et al. (2019). PDA-TOLERATE Trial: An Exploratory Randomized Controlled Trial of Treatment of Moderate-to-Large Patent Ductus Arteriosus at 1 Week of Age. J Pediatr, 205:41-8 e6.
3. Clyman RI, Couto J, Murphy GM (2012). Patent ductus arteriosus: are current neonatal treatment options better or worse than no treatment at all? Semin Perinatol, 36(2):123-9.
4. Dani C, Mosca F, Cresi F, Lago P, Lista G, Laforgia N, et al. (2019). Patent ductus arteriosus in preterm infants born at 23-24 weeks' gestation: Should we pay more attention? Early Hum Dev, 135:16-22.
5. El-Mashad AE, El-Mahdy H, El Amrousy D, Elgendy M (2017). Comparative study of the efficacy and safety of paracetamol, ibuprofen, and indomethacin in closure of patent ductus arteriosus in preterm neonates. Eur J Pediatr, 176(2):233-40.
6. Mashally S, Nield LE, McNamara PJ, Martins FF, El-Khuffash A, Jain A, et al. (2018). Late oral acetaminophen versus immediate surgical ligation in preterm infants with persistent large patent ductus arteriosus. J Thorac Cardiovasc Surg, 156(5):1937-44.
7. Shepherd JL, Noori S (2019). What is a hemodynamically significant PDA in preterm infants? Congenit Heart Dis, 14(1):21-6.
8. Weisz DE, Martins FF, Nield LE, El-Khuffash A, Jain A, McNamara PJ (2016). Acetaminophen to avoid surgical ligation in extremely low gestational age neonates with persistent hemodynamically significant patent ductus arteriosus. J Perinatol, 36(8):649-53.