ĐẶC ĐIỂM NHÂN TRẮC VÀ MARKER CHU CHUYỂN XƯƠNG CỦA TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN CHIỀU CAO TỪ 7 ĐẾN 10 TUỔI TẠI 3 TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm nhân trắc và marker chu chuyển xương của trẻ chậm phát triển chiều cao từ 7 đến 10 tuổi tại 3 trường tiểu học huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 216 trẻ từ 7 đến 10 tuổi có tình trạng chậm phát triển chiều cao tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Kết quả: Cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ chậm phát triển chiều cao tại địa điểm nghiên cứu lần lượt là 22,8±4,5kg và 121,9±6,0cm. Trung bình một số chỉ số liên quan đến mật độ xương của trẻ chậm tăng trưởng chiều cao tại địa điểm nghiên cứu lần lượt là mật độ xương 0,6±0,1g/cm2, khối lượng xương 19,8±3,8g, Canxi ion 1,1mmol, Vitamin D 30,7±6,8ng/mL, Osteocalcin 103,3±25,3ng/mL. Tỷ lệ trẻ có canxi ion thấp lên tới 98,1%. chỉ có 2% số trẻ nguy cơ suy dinh dưỡng thấp còi có nồng độ canxi ion ở mức bình thường. tỷ lệ trẻ có vitamin D thấp ở nhóm trẻ có tình trạng chậm tăng trưởng chiều cao là 46,3%.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
nhân trắc, thấp còi, marker, chu chuyển xương
Tài liệu tham khảo
2. Lê Thị Hợp, Lê Bạch Mai và cộng sự (2016). Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh chương trình dinh dưỡng học đường nhằm cải thiện thể lực và trí lực của trẻ em Việt Nam. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, 12 (1),
3. Nguyễn Quang Dũng và Nguyễn Thị Hiền (2017). Suy dinh dưỡng ở trẻ tiểu học và các yếu tố liên quan tại một số xã của huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yến. TẠP CHÍ Y HỌC DỰ PHÒNG, 27 (7), 59.
4. Nguyễn Văn Nguyên (2022). Hiệu quả bổ sung bột cải xoăn đến tình trạng dinh dưỡng, lực bóp tay, trí lực, thị lực và nhiễm khuẩn của học sinh tiểu học tại Hà Nội, Luận án tiến sĩ,
5. Michael M Schündeln, Lena Bäder và cộng sự (2017). Plasma concentrations of osteocalcin are associated with the timing of pubertal progress in boys. J Pediatr Endocrinol Metab, 30 (2), 141-147.
6. Jadwiga Ambroszkiewicz, J.G. và Teresa Laskowska-Klita (2002). [Serum osteocalcin and bone alkaline phosphatase in healthy children in relation to age and gender]. Med Wieku Rozwoj, 6 (3), 257-265.
7. S F Lo, J L Huang và cộng sự (1997). Serum osteocalcin levels of normal children in Taiwan. Zhonghua Min Guo Xiao Er Ke Yi Xue Hui Za Zhi, 38 (6), 443-447.
8. A T Sen, O Derman và cộng sự (2000). The relationship between osteocalcin levels and sexual stages of puberty in male children. Turk J Pediatr, 42 (4), 281-285.