NGHIÊN CỨU CHỈ SỐ SỨC CĂNG DỌC THẤT TRÁI BẰNG SIÊU ÂM ĐÁNH DẤU MÔ CƠ TIM Ở BỆNH NHÂN SUY TIM MẠN TÍNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát chỉ số sức căng dọc thất trái (GLS) bằng siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân suy tim mạn tính. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả, cắt ngang. 70 bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội trú tại Khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Quân Y 103 và Khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Hữu Nghị từ tháng 1/2022 đến tháng 7/2022. Các bệnh nhân được khám lâm sàng, cận lâm sàng đánh giá tình trạng suy tim theo NYHA, siêu âm tim đánh giá phân suất tống máu thất trái (EF%), sức căng dọc thất trái theo quy trình thống nhất. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 78,61 ± 8,24, nam giới chiếm tỷ lệ 70%. GLS giảm hơn so với giá trị tham chiếu bình thường (-11,92 ± 4,00 so với - 19,65 ± 1,78; - 20,40 ± 2,20; p < 0,05). GLS ở nhóm suy tim NYHA II, NYHA III và NYHA IV lần lượt là: -13,85 ± 3,24; -10,39 ± 3,72 và -8,67 ± 4,42 sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở nhóm NYHA II so với NYHA III và NYHA IV. GLS nhóm bệnh nhân tăng huyết áp (THA), bệnh mạch vành (BMV) giảm so với nhóm không THA, BMV với p < 0,05. Kết luận: GLS ở bệnh nhân suy tim mạn tính giảm so với giá trị tham chiếu bình thường. Chỉ số GLS giảm dần theo mức độ nặng của suy tim theo NYHA. Nhóm bệnh nhân suy tim có tăng huyết áp, bệnh mạch vành giá trị GLS giảm có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân không tăng huyết áp, bệnh mạch vành (p < 0,05).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Suy tim, siêu âm đánh dấu mô cơ tim, sức căng dọc thất trái.
Tài liệu tham khảo
2. Yingchoncharoen, T., et al., (2013), "Normal ranges of left ventricular strain: a meta-analysis" J Am Soc Echocardiogr, 2013. 26(2): p. 185-91.
3. Nguyễn Thị Kiều Ly, Đỗ Văn Chiến, Phạm Nguyên Sơn, (2021). "Đánh giá một số thông số về sức căng và vận động xoắn của thất trái bằng siêu âm tim đánh dấu mô 3D ở bệnh nhân suy tim mạn tính" Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy, 2021. 16(4).
4. Stampehl, M.R., et al., (2015), "Speckle strain echocardiography predicts outcome in patients with heart failure with both depressed and preserved left ventricular ejection fraction". Echocardiography, 2015. 32(1): p. 71-8.
5. Park, J.H., et al., (2016), "Normal 2-Dimensional Strain Values of the Left Ventricle: A Substudy of the Normal Echocardiographic Measurements in Korean Population Study". J Cardiovasc Ultrasound, 2016. 24(4): p. 285-293.
6. Nguyễn Thị Diễm, (2017) "Nghiên cứu chức năng thất trái bằng siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát". Luận án tiến sĩ Y học, Đại học Huế, Trường Đại học Y Dược.
7. Kosmala, W., et al., (2008), "Progression of left ventricular functional abnormalities in hypertensive patients with heart failure: an ultrasonic two-dimensional speckle tracking study". J Am Soc Echocardiogr, 2008. 21(12): p. 1309-17.
8. Kraigher-Krainer, E., et al.,(2014), "Impaired systolic function by strain imaging in heart failure with preserved ejection fraction". J Am Coll Cardiol, 2014. 63(5): p. 447-56.