YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN VIÊM TỤY CẤP MỨC ĐỘ NẶNG Ở BỆNH NHÂN CÓ ĐIỂM BISAP THẤP

Phan Trung Nhân1,, Võ Thị Mỹ Dung2
1 Bệnh viện Chợ Rẫy
2 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ viêm tụy cấp (VTC) nặng và các yếu tố liên quan đến VTC nặng theo phân loại Atlanta hiệu chỉnh 2012 ở những bệnh nhân (BN) có điểm BISAP<3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ, hồi cứu và tiến cứu tại khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 8/2021 đến tháng 5/2022. Kết quả: Trong số 134 BN tham gia nghiên cứu, có 29 BN VTC nặng chiếm tỉ lệ 21,6%. Về đặc điểm lâm sàng, có sự khác biệt có ý nghĩa về giá trị trung bình của mạch lúc nhập viện, tỉ lệ BN có nhịp thở ≥ 22 lần/phút và tỉ lệ BN có huyết áp tâm thu ≤ 100 mmHg giữa hai nhóm BN VTC nặng và không nặng. Về đặc điểm xét nghiệm và hình ảnh cắt lớp vi tính (CLVT) bụng có cản quang, trung bình của Hct, nồng độ natri, kali, CRP, trung vị của nồng độ creatinin, AST, glucose, amylase, lipase, triglyceride, tỉ lệ hoại tử tụy và dịch tự do ổ bụng cao hơn ở nhóm BN có VTC nặng và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Hai yếu tố liên quan đến VTC nặng qua phân tích hồi quy logistic đa biến là nhịp thở ≥ 22 lần/phút (tỷ số chênh 63,52, khoảng tin cậy 95% 7,14 – 564,76) và nồng độ creatinin máu (tỷ số chênh 30,95, khoảng tin cậy 95% 1,35 – 707,61). Kết luận: Nhịp thở ≥ 22 lần/phút và nồng độ creatinin máu là hai yếu tố liên quan đến VTC nặng ở những BN có điểm BISAP < 3.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Garg PK, Singh VP. Organ Failure Due to Systemic Injury in Acute Pancreatitis. Gastroenterology. May 2019;156(7):2008-2023. doi:10.1053/j.gastro.2018.12.041
2. Gao W, Yang HX, Ma CE. The Value of BISAP Score for Predicting Mortality and Severity in Acute Pancreatitis: A Systematic Review and Meta-Analysis. PLoS One. 2015;10(6):e0130412-e0130412. doi:10.1371/journal.pone.0130412
3. Nguyễn Huyền Châu, Trần Văn Huy. Nghiên cứu giá trị phối hợp tỷ số PLR - NLR với BISAP trong tiên lượng bệnh nhân viêm tụy cấp ở bệnh viện Chợ Rẫy. Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế. 2019;10(2):93-99.
4. Banks PA, Bollen TL, Dervenis C, et al. Classification of acute pancreatitis--2012: revision of the Atlanta classification and definitions by international consensus. Gut. 2013;62(1):102-11. doi:10.1136/gutjnl-2012-302779
5. Mai Đỗ Phương Loan. Mối liên quan giữa nồng độ albumin máu và mức độ viêm tụy cấp. Luận văn thạc sĩ Y học. Đại học Y Dược TPHCM; 2019.
6. Rasch S, Pichlmeier EM, Phillip V, et al. Prediction of Outcome in Acute Pancreatitis by the qSOFA and the New ERAP Score. Digestive diseases and sciences. 2021;67(4):1371-1378. doi:10.1007/s10620-021-06945-z
7. Zhang J, Shahbaz M, Fang R, et al. Comparison of the BISAP scores for predicting the severity of acute pancreatitis in Chinese patients according to the latest Atlanta classification. Journal of hepato-biliary-pancreatic sciences. 2014;21(9):689-694. doi:10.1002/jhbp.118
8. Jin D, Singh V, Suleiman S, Banks P, McNabb-Baltar J. The Systemic Inflammatory Response Syndrome (SIRS) and Quick Sequential Organ Failure (qSOFA) Score At Presentation are Associated with Poor Outcomes in Acute Pancreatitis. Gastroenterology. 2017;152:S488. doi:10.1016/S0016-5085(17)31815-2
9. Browne GW, Pitchumoni CS. Pathophysiology of pulmonary complications of acute pancreatitis. World J Gastroenterol. 2006;12(44):7087-7096. doi:10.3748/wjg.v12.i44.7087