KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI NHIỆT ĐỘ BỀ MẶT DA KHI CÀI KIM TẠI HUYỆT RĂNG MỖI BÊN TAI TRÊN NGƯỜI BÌNH THƯỜNG

Huỳnh Võ Quốc Kha1, Bùi Phạm Minh Mẫn1, Trịnh Thị Diệu Thường1,
1 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhĩ châm là một phương pháp chẩn đoán và điều trị các rối loạn về thể chất và tinh thần bằng cách kích thích các huyệt trên tai. Một số nghiên cứu chứng minh rằng các huyệt trên loa tai có mối quan hệ tương ứng với các vùng trên cơ thể. Thể châm một số huyệt trong các nghiên cứu cho thấy sự thay đổi nhiệt độ da ở các vùng tương ứng. Trong nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát sự thay đổi nhiệt độ da tại vùng hàm dưới khi cài kim mỗi huyệt Răng trên tai mỗi bên trên người bình thường. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp bắt chéo thực hiện trên 35 người tình nguyện được thực hiện tại Phòng nghiên cứu thực nghiệm Châm cứu, khoa Y học cổ truyền, Đại học Y Dược TP.HCM. Kết quả: Sau khi cài kim huyệt Răng bên trái, nhiệt độ vùng hàm dưới bên trái khác biệt có ý nghĩa thống kê so với trước khi cài kim (p<0,05). Sau khi cài kim huyệt Răng bên phải, nhiệt độ vùng hàm dưới bên phải khác biệt có ý nghĩa thống kê so với trước khi cài kim (p<0,05). Không ghi nhận bất cứ tác dụng phụ nào khi cài kim huyệt Răng trong quá trình nghiên cứu. Kết luận: Khi cài kim huyệt Răng trên tai, nhiệt độ vùng hàm dưới cùng bên cài tăng nhiệt độ có ý nghĩa thống kê, cho thấy mối liên hệ huyệt Răng trên tai với vùng hàm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Dư Thị Cẩm Quỳnh, Bùi Phạm Minh Mẫn, Trịnh Thị Diệu Thường. Hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật nhổ răng khôn bằng phương pháp nhĩ châm huyệt Thần môn, Đau răng, Dạ dày ở loa tai. Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 2020, 24(4):135-140
2. Trịnh Thị Diệu Thường. Châm cứu học 2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2019, tr.94-112.
3. Vũ Thanh Liêm, Trịnh Thị Diệu Thường. Khảo sát sự thay đổi nhiệt độ da vùng cổ gáy khi châm tả huyệt Liệt khuyết thuộc nhóm lục tổng huyệt. Y học thực hành, 2017, (6), tr.166-169.
4. Vũ Thanh Liêm, Trịnh Thị Diệu Thường. Khảo sát sự thay đổi nhiệt độ da vùng thắt lưng khi châm tả huyệt Ủy trung thuộc nhóm lục tổng huyệt. Y học thực hành, 2017, (7), tr.107-109.
5. Cândido Dos Reis A, Theodoro de Oliveira T, Vidal CL, Borsatto MC, Lima da Costa Valente M. Effect of Auricular Acupuncture on the Reduction of Symptoms Related to Sleep Disorders, Anxiety and Temporomandibular Disorder (TMD). Alternative Therapies in Health and Medicine, 2021, 27(2):22-26.
6. Guan L, Li G, Yang Y, Deng X, Cai P. Infrared thermography and meridian-effect evidence and explanation in Bell's palsy patients treated by moxibustion at the Hegu (LI4) acupoint: Overall regulation or a specific target?. Neural Regeneration Research, 2012, 7(9):680–685.
7. Kwon CY, Lee B, Suh HW, Chung SY, Kim JW. Efficacy and Safety of Auricular Acupuncture for Cognitive Impairment and Dementia: A Systematic Review. Evidence-based complementary and alternative medicine. 2018: 3426078.
8. Oleson T D, Kroening R J, Bresler D E. An experimental evaluation of auricular diagnosis: the somatotopic mapping or musculoskeletal pain at ear acupuncture points. Pain, 1980, 8(2):217-229.