ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ KHÓ KHĂN TRONG PHẪU THUẬT CẤY ỐC TAI TRÊN BỆNH NHÂN CÓ DỊ DẠNG TAI TRONG

Cao Minh Thành1,, Lê Duy Chung1, Nguyễn Xuân Nam 1, Vũ Minh Thục 2, Nguyễn Văn Hùng1, Cao Minh Hưng1, Nguyễn Bá Thuấn 1, Nguyễn Thị Như1, Bùi Thị Hà1
1 Đại học Y Hà Nội
2 Hội Tai Mũi Họng Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá một số khó khăn trong phẫu thuật cấy ốc tai ở bệnh nhân dị dạng tai trong. Thiết kế nghiên cứu: mô tả từng ca. Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện đại học y Hà Nội, Bệnh viên đa khoa Tâm anh. Thời gian nghiên cứu từ 2017 đến 2022. Bệnh nhân nghiên cứu: 31. Kết quả nghiên cứu: Chẩn đoán hình ảnh dị dạng tai trong cả ốc tai và tiền đình chiếm tỷ lệ  54,8% (17/31), dị dạng chỉ riêng phần tiền đình chiếm tỷ lệ 38,7% (12/31), chỉ dị dạng ốc tai loại thiểu sản type II còn tiền đình bình thường chiếm tỷ lệ 6,5% (2/31). Có 12/31 bệnh nhân không thấy dây ốc tai ở vị trí giải phẫu bình thường. Phẫu thuật: dây VII bất thường gặp 11/31 trường hợp chiếm tỷ lệ 35,4%, ngách mặt hẹp < 2,5 mm gặp 12/31(38,7%) trường hợp, không thấy cửa sổ tròn có 9/31 trường hợp. Loại điện cực sử dụng 11/31 bệnh nhân sử dụng điện cực ngắn, đáp ứng thính giác(ART) 19/31 đáp ứng toàn bộ các điện cực khi kích thích, 12/31 bệnh nhân đáp ứng không toàn bộ, trong số này có một trường hợp chỉ có 5 điện cực có đáp ứng. Kết luận: Phẫu thuật cấy ốc tai ở bệnh nhân dị dạng tai trong rất khó khăn  vì thường kèm theo các dị dạng ở tai giữa, do đó tiềm ẩn gặp biến chứng nhiều. Không thấy dây ốc tai ở vị trí bình thường trên chẩn đoán hình ảnh, vẫn có thể phẫu thuật cấy ốc tai tùy từng trường hợp cụ thể.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. WHO. Global estimates on prevalence of hearing loss, WHO, Geneva, 2012, 11-12
2. Korver AH, Konings S, Dekker FW, et al, Newborn hearing screening vs later hearing screening and developmental outcomes in children with permanent childhood hearing impairment, Jama, 2010, 304(15), 1701-1708.
3. Holman MA, et. al, Cochlear Implantation in Children 12 Months of Age and Younger, Otology & Neurotolog, 2013, 34: 251-258
4. Sennaroglu, L. Bajin MD, Classification and current management of inner ear malformation, Balkan Med J, 2017, 34;397-341
5. Phelps PD, Cochlear implants for congenital deformities, J Laryngol Otol, 1992 Nov;106(11):967- 70
6. Emmanuel A M Mylanus, Congenital malformation of the inner ear and pediatric cochlear implantation, Otol Neurotol, 2004 May; 25(3):308-17
7. Papsin BC, Cochlear implantation in children with anomalous cochleovestibular anatomy, Laryngoscope, 2005 Jan;115 (1Pt 2Suppl 106):1-26
8. Loundon N, et. al, Medical and Surgical Complications in Pediatric Cochlear Implantation, Arch Otolaryngol Head Neck Surg. 2010; 136(1):12-15